Tìm tài liệu

Bien chung moi lien he giua dan toc va giai cap trong tu tuong Ho Chi Minh

Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Upload bởi: hamynguyen613

Mã tài liệu: 27200

Số trang: 31

Định dạng: docx

Dung lượng file: 146 Kb

Chuyên mục: Triết học

Info

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng nhiệt huyết, hết lòng vì nước, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tinh thần hết sức sâu sắc, cao cả không chỉ góp phần to lớn và quyết định vào thắng lợi của dân tộc trong những năm qua mà còn có ý nghĩa chỉ đạo lâu dài cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta.

"Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân…

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta".

VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ GIAI CẤP

Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là sự vận dụng mà còn là sự phát triển một cách sáng tạo học thuyết Marx-Lenin. Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những sáng tạo đó.

Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Marx –Engels đề cập đến vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp như sau:

Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở giai đoạn đầu mang tính chất dân tộc, vì phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số. Vì vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu mang hình thức dân tộc. Như vậy, Marx-Engels đã thấy được mối quan hệ gắn bó giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Hai ông không xem nhẹ vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, hai ông không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc vì:

- Tại các nước này, mâu thuẫn cơ bản của xã hội là mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng: tư sản và vô sản.

- Về cơ bản, ở châu Âu, vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản.

- Vào thời của Marx, hệ thống thuộc địa đã có, nhưng các cuộc đấu tranh giành độc lập chưa phát triển mạnh.

Do vậy, trong sự nghiệp giải phóng hai ông nhấn mạnh đến giải phóng giai cấp công nhân. Marx-Engels viết: "Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ được xóa bỏ" và: "Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo". Như vậy theo Marx-Engels, để giải quyết sự đối kháng dân tộc, trước hết phải giải quyết sự đối kháng giai cấp, giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm, là điều kiện để giải phóng dân tộc. Lenin từng nhận xét, đối với Marx so với vấn đề giai cấp vô sản thì vấn đề dân tộc chỉ là vấn đề thứ yếu thôi.

Đến thời Lenin, khi chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, Lenin mới có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành một hệ thống lý luận. Lenin cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chính quốc sẽ không giành được thắng lợi, nếu nó không liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Từ đó Người cùng với Quốc tế cộng sản bổ sung khẩu hiệu nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại."

Sau khi Lenin mất, Ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản một thời gian dài đã nhấn mạnh vấn đề giai cấp, coi nhẹ vấn đề dân tộc, vì vậy không mấy quan tâm đến chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc của các nước thuộc địa, thậm chí còn coi đó là biểu hiện của chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, trái với chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Tóm lại, Marx - Engels, Lenin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của cách mạng vô sản châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp, vẫn "đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản".

Tiếp thu chủ nghĩa Marx-Lenin trên nền tảng truyền thống yêu nước và nhân ái của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh có quan điểm riêng, độc đáo về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Người cho rằng: Phải kết hợp và giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, song phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết.

Luận điểm này của Người xuất phát từ cơ sở thực tiễn của phương Đông và Việt Nam:

Năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ Người cho rằng: "Marx đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại. Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử" của chủ nghĩa Marx bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Marx ở thời mình không thể có được". Và người đề nghị: "Xem xét lại chủ nghĩa Marx về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông". Ở phương Đông, "Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra không giống như ở phương Tây, bởi vì xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc, xét về mặt cấu trúc kinh tế không giống như xã hội phương Tây thời trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây…".

Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và tay sai nổi trội hơn mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến, giữa tư sản với vô sản. Do đó, không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như ở phương Tây. Ngược lại chỉ có thể giải quyết vấn đề dân tộc mới giải phóng được giai cấp. Quyền lợi dân tộc và giai cấp là thống nhất, quyền lợi dân tộc không còn, thì quyền lợi mỗi giai cấp, mỗi bộ phận trong dân tộc cũng không thể thực hiện được. Quan điểm này sau này thể hiện rõ ở Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII, năm 1941 do Người chủ trì: "Trong lúc này quyền lợi của bộ phận giai cấp phải đặt dưới sự tồn vong sinh tử của quốc gia dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được tự do độc lập cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được."

Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin. Nó có tác dụng lớn lao đối với việc tập hợp lực lượng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng như ở các nước thuộc địa nói chung.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • MỤC LỤC                                                                               TRANG

     

    I   -   MỞ ĐẦU                                                                              01

    II  -   KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC VÀ GIAI CẤP                     06

            TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH                   

    III-   BIỆN CHỨNG GIỮA DÂN TỘC VÀ GIAI                       13

             CẤP TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

    IV -   LIấN HỆ THỰC TẾ                                                             22

    V -   KẾT THÚC                                                                           27

     

             DANH MỤC THAM KHẢO                                                28

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc ...

Upload: 09hth2

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 477
Lượt tải: 17

Biện chứng mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc ...

Upload: huongpeo88

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 600
Lượt tải: 17

Biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp ...

Upload: nhoccoi1998

📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 488
Lượt tải: 16

Biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp ...

Upload: hovanten

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 731
Lượt tải: 18

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề ...

Upload: tuanuts

📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 651
Lượt tải: 19

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề ...

Upload: mrtran103

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 501
Lượt tải: 16

Biện chứng mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc ...

Upload: vietnamhy

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 434
Lượt tải: 16

Biện chứng mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp ...

Upload: cuongdon_canhkhuyen

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1206
Lượt tải: 19

Biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề ...

Upload: kmacthe

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 437
Lượt tải: 16

Biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề ...

Upload: suckhoecongdong68

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 865
Lượt tải: 19

Biện chứng vấn đề dân tộc và giai cấp trong ...

Upload: matrimonialdestiy

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 546
Lượt tải: 16

Biện chứng giữa vấn đề giai cấp và dân tộc ...

Upload: huykhoi1975

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 461
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai ...

Upload: hamynguyen613

📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 825
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội Triết học
Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng nhiệt huyết, hết lòng vì nước, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tinh thần hết sức sâu sắc, cao cả không chỉ góp phần to lớn và quyết định vào thắng lợi của dân tộc trong những năm qua mà còn docx Đăng bởi
5 stars - 27200 reviews
Thông tin tài liệu 31 trang Đăng bởi: hamynguyen613 - 20/04/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 20/04/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Biện chứng mối liên hệ giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh