Tìm tài liệu

Tinh tat yeu cua viec xay dung ne dan chu XHCN Lien he voi qua trinh xay dung va thuc hanh dan chu o Viet Nam hien nay

Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay

Upload bởi: daophucstock

Mã tài liệu: 257069

Số trang: 29

Định dạng: docx

Dung lượng file: 49 Kb

Chuyên mục: Triết học

Info

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mà ở đó, những giá trị dân chủ, quyền lực của nhân dân được thể chế hoá thành pháp luật, thành hệ thống chính trị (trong đó Nhà nước xã hội chủ nghĩa là trụ cột), thành nguyên tắc, mục tiêu của sự phát triển. Các giá trị và chuẩn mực dân chủ thâm nhập và chi phối mọi hoạt động của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội; mọi công dân và tổ chức xã hội đều có khả năng nhận thức và vận dụng các giá trị dân chủ, biến thành những nguyên tắc phổ biến trong hoạt động và các quan hệ xã hội.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được hình thành sau thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phương diện chính trị và nó được hoàn thiện từng bước phù hợp với sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hoá - xã hội của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có thực sự khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng đầy đủ.

Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

1) Với tư cách là một chế độ nhà nước được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo mọi quyền lực thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vì vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

2) Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội. Chế độ sở hữu đó phù hợp với quá trình xã hội hoá ngày càng cao của sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần của quần chúng nhân dân lao động. Đây chính là đặc trưng kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng này được hình thành và bộc lộ ngày càng đầy đủ cùng với quá trình hình thành và hoàn thiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

3) Trên cơ sở sự kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội (do nhà nước của giai cấp công nhân đại diện), nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tất cả các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể và mọi công dân đều được tham gia vào các công việc của nhà nước (bằng thảo luận, góp ý kiến xây dựng chính sách, hiến pháp, pháp luật v.v). Mọi công dân đều được bầu cử, ứng cử và đề cử vào cơ quan các cấp.

4) Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp của giai cấp công nhân - dân chủ đi đôi với kỷ cương, kỷ luật, với trách nhiệm của công dân trước pháp luật. Trong nền dân chủ đó, chuyên chính và dân chủ là hai mặt, hai yếu tố quy định lẫn nhau, tác động, bổ sung cho nhau. Dân chủ cho nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân là hai mặt thống nhất trong khái niệm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, mục tiêu và động lực của quá trình phát triển xã hội, của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là dân chủ.

Việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm mở rộng dân chủ, tạo điều kiện để liên tục phát triển nhân cách, phát triển ý thức xã hội, nâng cao tính tích cực chính trị-xã hội của quần chúng, làm bộc lộ và huy động các năng lực tổ chức, trí tuệ của nhân dân. Dân chủ làm cho các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Dân chủ là phương thức tốt nhất để đặt các đại biểu của nhân dân có phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn xứng đáng nhất vào địa vị lãnh đạo nhà nước, vào cơ quan lãnh đạo của các tổ chức chính trị-xã hội. “Với việc phát triển dân chủ một cách đầy đủ, nghĩa là việc làm cho toàn thể quần chúng nhân dân tham gia thực sự bình đẳng và thực sự rộng rãi vào mọi việc quản lý nhà nước”.

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quy luật của sự hình thành và tự hoàn thiện của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Khi dân chủ bao trùm đại bộ phận các quan hệ, các thiết chế xã hội và thu hút được các tầng lớp nhân dân vào đời sống chính trị-xã hội của đất nước, dân chủ góp phần mở rộng cơ sở xã hội của hệ thống chính trị, giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, chính quyền, đoàn thể. Mở rộng dân chủ có tác dụng vô cùng to lớn trong chống tiêu cực, suy thoái, chống tham nhũng, củng cố Đảng, làm trong sạch bộ máy nhà nước, lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, từ đó góp phần làm tăng tính ổn định xã hội.

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu diễn ra nhằm xây dựng, phát triển, hoàn thiện dân chủ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Trước hết nó trở thành điều kiện, tiền đề thực hiện quyền lực, quyền làm chủ của nhân dân, là điều kiện cần thiết và tất yếu để mỗi công dân được sống trong bầu không khí thực sự dân chủ.

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng chính là quá trình vận động và thực hành dân chủ, biến dân chủ từ khả năng thành hiện thực trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là quá trình đưa các giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc của dân chủ vào thực tiễn xây dựng cuộc sống mới, chống các biểu hiện của dân chủ cực đoan, vô chính phủ, ngăn ngừa mọi hành vi coi thường kỷ cương, pháp luật.

Liên hệ dân chủ ở Việt Nam:

Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Sau gần 25 năm đổi mới, về cơ bản nước ta đã chuyển đổi thành công từ mô hình kinh tế quan liêu bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến từ dân chủ nhân dân lên dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hiện nay đang từng bước phát triển và hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để tiến lên kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hướng tới tương lai tốt đẹp.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp cách mạng xây dựng, phát triển đất nước ta để tiến lên CNXH

Ðể tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HÐH đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, thực hiện thành công mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của Ðảng đề ra, chúng ta phải coi trọng phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vì nó là một mục tiêu cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ðến lượt nó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát triển và hoàn thiện lại trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển. Chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ chỗ chưa chín muồi đến chín muồi, từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chỗ chưa phát triển đến phát triển. Quá trình này cần có thời gian và môi trường ổn định, đặc biệt là ổn định chính trị, nếu không có sự ổn định thì không thể làm được việc gì. Muốn duy trì ổn định xã hội để tiến lên phải phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa và lấy đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện xã hội.

Tại Hội nghị thực thi Dân chủ, Quyền và Tự do trong không gian Pháp (11/04/2000), Thứ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã nêu bật những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đã đạt được trong việc thực thi dân chủ trong 55 năm qua và chỉ rõ thực tế ở Việt Nam cho thấy dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã nhận định: "Cách mạng dân tộc dân chủ [ở Việt Nam] chưa hoàn thành cơ bản, . mới làm được phần Cách mạng dân tộc, đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc; còn phần Cách mạng dân chủ thì mới làm được một phần, mới đánh đổ vua chúa phong kiến, còn rất nhiều nội dung của Cách mạng dân chủ chưa làm được, đến tận ngày nay vẫn còn nhiều vấn đề về dân chủ . cũng chưa làm được." Ngoài ra, ông còn nói rằng người dân còn chưa được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thông qua trưng cầu dân ý".

Cũng theo lời ông Nguyễn Văn An, "Các hình thức hoạt động tự nguyện của các cộng đồng, các tầng lớp nhân dân nhằm phát huy mọi nguồn lực và góp phần phản biện xã hội theo hướng xây dựng xã hội dân sự còn nghèo nàn và hạn chế. Nạn hành chính giấy tờ quan liệu, nhũng nhiễu còn khá nặng nề . Nghĩa là còn rất nhiều quyền dân chủ đương nhiên của một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà nhân dân ta đến nay vẫn chưa được hưởng một cách trọn vẹn."

Khi bàn về tính dân chủ trong Đảng Cộng sản Việt

Nam, ông Nguyễn Văn An cho biết rằng "Ở nước có đa đảng tham chính, thông thường các Đảng họ quy định đảng viên của Đảng đó phải bỏ phiếu theo lập trường của Đảng đó . các Đảng tranh giành lá phiếu với nhau, tranh giành lợi ích cho Đảng mình. Ở Việt Nam, Đảng ta không phải tranh giành lá phiếu với đảng nào cả mà chỉ là lá phiếu của những đảng viên, của những người đại biểu nhân dân tán thành hay không tán thành một điểm nào hay cả chủ trương, chính sách nào đó của Ban lãnh đạo Đảng . Trong thực tiễn đã có rất nhiều trường hợp đảng viên trong Quốc hội, kể cả ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đã bỏ phiếu thuận theo lòng dân, không theo chỉ thị nghị quyết của Bộ chính trị, của Ban chấp hành TƯ và đã được Đảng và Nhà nước chấp nhận, nhân dân đồng tình và hoan nghênh. Đó là điều Đảng ta cần và phải làm khác với các đảng ở các nước có nhiều đảng tham chính để phát huy dân chủ thật sự trong đảng, trong xã hội".

Ngoài ra, ông nói "Làm như lâu nay thì chưa thật dân chủ trong Đảng, cũng chưa thật dân chủ trong dân, còn mang nhiều tính hình thức, thụ động, dân ít quan tâm." Để giải quyết lỗi hệ thống này, ông An đưa ra giải pháp rằng "có thể có nhiều đồng chí đưa ra những cương lĩnh tranh cử khác nhau, dăm ba cương lĩnh chẳng hạn, sau đó trong Đảng lựa chọn ra hai ba cương lĩnh tranh cử để đưa ra dân lựa chọn, như sự tranh cử trong nội bộ một Đảng của các nước có đa đảng tham chính. Như vậy, dân sẽ có cơ hội lựa chọn cương lĩnh tranh cử và người đứng đầu cương lĩnh để trở thành cương lĩnh phát triển của đất nước và nguyên thủ quốc gia trong một nhiệm kỳ xác định ."

Để kết luận, ông kiến nghị sớm xây dựng luật về Đảng để Đảng lãnh đạo hợp Hiến và hợp pháp: "Dân chủ không đồng nhất với đa Đảng. Mất dân chủ không đồng nhất với một Đảng . Dân chủ trong Đảng gắn với dân chủ trong dân, trong xã hội sẽ tạo ra sự đồng thuận giữa Đảng và Nhà nước và Nhân dân. Ý Đảng lòng dân là một. Khối đại đoàn kết sẽ được củng cố và tăng cường trong thực tiễn."

Ngày 20/10/2010, trong phần hai cuộc phỏng vấn với BBC, cựu Bộ trưởng Tư pháp Can Đình Lộc xác nhận dân chủ đang là đòi hỏi thực sự của người dân Việt Nam.


Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay
  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay
  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay
  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay
  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay
  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay
  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay
  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay
  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay
  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay
  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay
  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay
  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay
  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay
  • Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Ý thức pháp luật với việc xây dựng nền dân ...

Upload: Huongnguyenneu

📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 849
Lượt tải: 16

Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng ...

Upload: minhhoang200670

📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 10215
Lượt tải: 38

Tính tất yếu của quá trình xây dựng nền kinh ...

Upload: binhminhvn

📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 660
Lượt tải: 16

Tính tất yếu của quá trình xây dựng nền kinh ...

Upload: dungblhk

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 413
Lượt tải: 16

Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện ...

Upload: quachtrieuphong283

📎 Số trang: 170
👁 Lượt xem: 776
Lượt tải: 18

Ýthức pháp luật với quá trình thực hiện dân ...

Upload: phuc008

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 821
Lượt tải: 16

Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện ...

Upload: ctmaixuan

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 674
Lượt tải: 20

Tính tất yếu của quá trình xây dượng nền ...

Upload: tuanhieptuuvuong

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 547
Lượt tải: 16

Xây dựng Nhà nước đảm bảo quyền lực của nhân ...

Upload: vietphuong1984

📎 Số trang: 212
👁 Lượt xem: 1051
Lượt tải: 16

Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc ...

Upload: canonindclassic

📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 448
Lượt tải: 16

Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc ...

Upload: ivyle08

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 430
Lượt tải: 16

Xây dựng nhà nước pháp quyền và vấn đề dân ...

Upload: daxanhvn

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 486
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ ...

Upload: daophucstock

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 2293
Lượt tải: 18

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội Triết học
Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mà ở đó, những giá trị dân chủ, quyền lực của nhân dân được thể chế hoá thành pháp luật, thành hệ thống chính trị (trong đó Nhà nước xã hội chủ nghĩa là trụ cột), thành nguyên tắc, mục tiêu của sự phát docx Đăng bởi
5 stars - 257069 reviews
Thông tin tài liệu 29 trang Đăng bởi: daophucstock - 12/01/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 12/01/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Tính tất yếu của việc xây dựng nề dân chủ XHCN Liên hệ với quá trình xây dựng và thực hành dân chủ ở Việt Nam hiện nay