Mã tài liệu: 79660
Số trang: 29
Định dạng: docx
Dung lượng file: 164 Kb
Chuyên mục: Triết học
Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu đã được dự đoán từ lâu. Xu thế này bắt nguồn từ bản chất của hệ thống kinh tế thị trường- là hệ thống mở không bị giới hạn bởi các đường biên giới quốc gia và ranh giới dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Toàn cầu hoá ngày nay là sản phẩm của sự phát triển lực lượng sản xuất và xã hội hoá sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hoá đã và đang có những tác động sâu sắc, toàn diện tới các nước và toàn bộ quan hệ quốc tế. Quá trình này sẽ tiếp tục phát triển và có ảnh hưởng lớn tới tương lai của nhân loại. Đảng đã có nhận định: “ Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị các nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”. Thực tiễn cho thấy tính hai mặt của toàn cầu hoá đã tạo ra thời cơ và thách thức lớn đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. “ Thời cơ là ở chỗ, giúp có thể tiếp cận được với những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ và tạo cơ hội vươn lên cho những nước nghèo và chậm phát triển tránh được nguy cơ tụt hậu. Thách thức là ở chỗ hàng hoá sẽ vì chủ yếu được xuất phát từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn, có năng suất lao động cao hơn, bóp chết các nền sản xuất còn non trẻ và lạc hậu trong nước…”. “ Sống” trong bối cảnh toàn cầu hoá thì hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một đòi hỏi không thể né tránh đối với các nước. Không hội nhập, đứng ngoài quá trình toàn cầu hoá chúng ta sẽ không tận dụng được những cơ hội, điều kiện thuận lợi mà còn tự tước đi khả năng đối phó với những khó khăn, trở ngại và cũng có nghĩa là tự cô lập mình với thế giới, biến mình trở thành ốc đảo vì vậy sự thua thiệt là rất lớn. Chính vì vậy không còn sự lựa chọn nào khác : các nước nghèo và đang phát triển trong đó có Việt Nam phải tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 711
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16