Mã tài liệu: 287088
Số trang: 13
Định dạng: zip
Dung lượng file: 80 Kb
Chuyên mục: Tâm lý học
Mục lục
1. VẤN ĐỀ NHÂN CÁCH. 1
1.1. Khái niệm về nhân cách. 1
1.2. Đặc điểm của nhân cách. 3
1.3. Vai trò của hoạt động và giao tiếp trong nhóm với sự hình thành nhân cách. 4
2. NHÂN CÁCH TỘI PHẠM. 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
I.VẤN ĐỀ NHÂN CÁCH
1.1. Khái niệm về nhân cách.
Ngày nay, vấn đề nhân cách đang trở thành trung tâm nghiên cứu của các ngành khoa học như triết học, xã hội học, y học, giáo dục học, tâm lý học… Do đó, có rất nhiều trường phái với nhiều quan niệm đa dạng:
- Theo quan niệm duy tâm: nhân cách là những cái có sẵn, do các thế lực siêu nhiên tạo nên (như Thượng đế, Chúa trời, Phật,…). Do đó, nhân cách là cố định, là bất biến và không thay đổi.
- Theo quan niệm di truyền học (sinh học): Tất cả các nét, các mặt của nhân cách con người được thế hệ trước truyền đạt lại thông qua di truyền, thông qua gen… Do đó, không thể cải tạo con người.
- Theo quan niệm xã hội: Các nhà xã hội không tưởng nhấn mạnh tuyệt đối vai trò của xã hội đối với nhân cách. Họ cho rằng môi trường sống thế nào thì sản sinh ra đứa trẻ như thế ấy. Như vậy, vô hình chung họ đã thủ tiêu tính tích cực, tính cá nhân của con người.
- Theo phân tâm học: S. Freud cho rằng cái sinh vật và cái vô thức là yếu tố quyết định việc hình thành nhân cách. Và ông đã tuyệt đối hóa bản năng tình dục của con người, coi sự thỏa mãn tình dục là động lực của hoạt động, ông giải thích mọi hiện tượng xã hội thông qua tình dục… Như vậy, ông đã tách rời điều kiện xã hội với việc hình thành nhân cách.
- Ngoài ra, còn rất nhiều cách hiểu về nhân cách dưới các góc nhìn khác nhau, nhưng để có một khái niệm nhân cách toàn diện cần xuất phát từ quan điểm Mácxít về bản chất xã hội của nhân cách.
Khi chúng ta xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức và giao lưu, thì chúng ta nói đến nhân cách của họ.
Không phải mọi cá thể người, với tính cách của mình, đều là nhân cách cả. Nhân cách không phải được sinh ra, mà là được hình thành (A. N. Lêônchiép). Nhân cách con người hình thành và phát triển nhờ những quan hệ xã hội mà trong đó cá nhân đang lớn lên và đang được biến đổi ấy bắt đầu quá trình hoạt động sống của mình.
Không phải sự biến đổi các đặc điểm cá thể tự nhiên của con người là nguyên nhân hình thành nhân cách, mà ngược lại, sự hình thành con người như là một nhân cách là nguyên nhân của sự biến đổi và phát triển các đặc điểm cá thể con người.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 916
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 714
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1800
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 703
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 3167
⬇ Lượt tải: 34