Mã tài liệu: 258331
Số trang: 94
Định dạng: doc
Dung lượng file: 626 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển các lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối và văn bản quy phạm pháp luật để định hướng cho ngành văn hoá, thể thao và du lịch hoạt động và phát triển, gồm: Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu khoá X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Luật Di sản văn hoá, Luật Điện ảnh, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thể dục, thể thao; Luật Du lịch; Pháp lệnh Quảng cáo; Pháp lệnh Thư viện
Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới tạo hành lang pháp lý để ngành văn hoá, thể thao hoạt động và phát triển như: Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá; Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế độ tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thủ tướng Chính phủ đã có: Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 về Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá; Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg ngày 23/6/2005 phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hoá-thông tin cơ sở đến năm 2010; Quyết định số 167/2006/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 phê duyệt Đề án “Phát triển hoạt động văn hoá-thông tin vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010”; Quyết định số 45/2008/QĐ-TTg ngày 28/3/2008 phê duyệt Quy hoạch phát triển Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đến năm 2010.
Công tác xã hội hoá đối với các hoạt động văn hoá, thể dục,thể thao tuy có một số tiến bộ nhưng hiệu quả chưa cao do một số chính sách chưa huy động được các nguồn lực xã hội như chính sách về thuế, đất đai, tín dụng chưa thực sự khuyến khích các thành phần trong xã hội tham gia.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế -xã hội, nhu cầu hưởng thụ dịch vụ công của xã hội và người dân ngày càng cao và đa dạng, nhất là nhu cầu về dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa và thể dục thể thao Nhiều người có khả năng chi trả cao để được hưởng thụ dịch vụ công chất lượng cao theo nhu cầu (nhiều người đã cho con theo học các trường Quốc tế ở trong nước hoặc cho con theo học ở nước ngoài). Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của các tầng lớp nhân dân, Nhà nước đã thực hiện các biện pháp để tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ sự nghiệp của các đơn vị công lập, đồng thời mở rộng cho mọi thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia cung cấp; trong đó, Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo cung cấp một số dịch vụ cơ bản, thiết yếu đối với xã hội, tập trung vào những lĩnh vực cung cấp dịch vụ công mà xã hội có nhu cầu, nhưng các đơn vị cung cấp dịch vụ công ngoài Nhà nước không cung cấp, hoặc cung cấp không đầy đủ, cung cấp cho những khu vực, vùng miền điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn; cung cấp cho những đối tượng chính sách, người nghèo. Để thực hiện vai trò này, Nhà nước đã tổ chức lại, đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ công do Nhà nước thành lập theo hướng nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn lực lao động, tài chính, tổ chức bộ máy, đồng thời xây dựng chính sách ưu đãi về tài chính như: thuế, đất, tín dụng, để thu hút các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác ngoài Nhà nước tham gia cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế.
Vì vậy, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của xã hội và nhân dân về số lượng và chất lượng dịch vụ công, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thì việc đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ công nói chung và các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch nói riêng là phù hợp với lộ trình cải cách hành chính nhà nước và điều kiện thực tế của Việt Nam, vì vậy tôi chọn đề tài: “Đổi mới cơ chế hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”.
MỤC LỤC
[URL="/#_Toc301458592"]PHẦN MỞ ĐẦU . 1
[URL="/#_Toc301458593"]Chương 1. [URL="/#_Toc301458594"]LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIÊM QUỐC TẾ VỀ [URL="/#_Toc301458595"]ĐỔI MỚI CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ [URL="/#_Toc301458596"]SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 10
[URL="/#_Toc301458597"]1.1 Lý luận chung về đổi mới cơ chế hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp công lập 10
1.2 Kinh nghiệm quốc tế .13
[URL="/#_Toc301458598"]Chương 2. [URL="/#_Toc301458599"]THỰC TRẠNG CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH . 21
[URL="/#_Toc301458600"]2.1 Giới thiệu về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. 22
2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch .34
[URL="/#_Toc301458603"]2.3 Thực trạng cơ chế hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: 35
[URL="/#_Toc301458604"]2.4. Thực trạng cơ chế hoạt động hiện hành của sự nghiệp ngành văn hoá, thể thao và du lịch 37
[URL="/#_Toc301458605"]2.5. Về thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. 39
[URL="/#_Toc301458606"]Chương 3. [URL="/#_Toc301458607"]CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI CƠ CHẾ [URL="/#_Toc301458608"]HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH . 56
[URL="/#_Toc301458609"]3.1. Quan điểm 56
[URL="/#_Toc301458610"]3.2. Nguyên tắc. 57
[URL="/#_Toc301458611"]3.3. Đổi mới cơ chế hoạt động. 58
[URL="/#_Toc301458612"]3.4 Điều kiện để thực hiện các giải pháp. 68
Kết luận và Kiến nghị . 87
Tài liệu tham khảo
Phụ lụ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1035
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 4134
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 695
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 624
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 836
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 912
⬇ Lượt tải: 27
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16