Mã tài liệu: 296298
Số trang: 15
Định dạng: rar
Dung lượng file: 92 Kb
Chuyên mục: Chính trị học
MỞ ĐẦU
Kinh tế là nền tảng cho sự ổn định chính trị và con đường phát triển của đất nước. Một nền kinh tế vững chắc và phát triển lành mạnh sẽ là động lực thúc đẩy để đất nước đi lên. Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề phát triển kinh tế đang được đặt ra đối với toàn Đảng toàn dân. Sự phát triển của nền kinh tế có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Trải qua một thời gian kiên trì với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), Đảng và Nhà nước ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm đối với sự phát triển của đất nước nói chung và sự phát triển của kinh tế nói riêng. Từ khi đất nước giành được độc lập dân tộc, nền kinh tế nước ta đã trải qua các thời kỳ khác nhau:
- Từ 1945 đến 1954: nền kinh tế thời chiến
- Từ 1954 đến 1975: xây dựng CNXH ở miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho miền Nam chống Mỹ cứu nước.
- 1975 đến nay: Tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và thực hiện bước quá độ lên CNXH trong phạm vi cả nước, trong đó có một thời gian dài đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế do nền kinh tế mang tính chất bao cấp, quan liêu.
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng đã định hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, và đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng đã đi đến xây dựng phương hướng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Trải qua những bước thăng trầm, cho đến nay, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển và hằng năm đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và giàu đẹp. Tuy nhiên, những thách thức đối với kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại, bởi thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ đấu tranh gay go, phức tạp giữa một bên là giai cấp công nhân liên minh với các giai cấp và tầng lớp lao động khác (chủ yếu là nông dân và trí thức) với một bên là các giai cấp bóc lột và tàn dư thế lực phản động chưa bị đánh đổ hoàn toàn.
Với những lí do trên đây, tôi quyết định lựa chọn đề tài tiểu luận “Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH (từ 1975 đến nay)”.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 10029
⬇ Lượt tải: 40
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 787
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 21