Mã tài liệu: 300905
Số trang: 13
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 231 Kb
Chuyên mục: Báo chí
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh sự quản lý của Nhà nước, đất đai còn phải chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế vốn có của kinh tế thị trường như: qui luật cung cầu, qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh… Trong những năm vừa qua, do sự buông lỏng trong công tác quản lý đất đai của các cơ quan chức năng đã làm cho các quan hệ pháp luật đất đai phát triển một cách tự phát. Người dân tự mình mua bán, chuyền nhượng, lấn chiếm đất đai. Các cơ quan quản lý Nhà nước thao túng cán bộ vi phạm pháp luật… làm phát sinh hàng loạt các tranh chấp, khiến cho tình hình sử dụng đất trở nên phức tạp, đáng chú ý là “cơn sốt đất” hoặc đóng băng thị trường bất động sản trong thời gian gần đây. Các báo cáo công tác xét xử ngành Tòa án cũng đã thừa nhận tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp gay gắt nhất, phức tạp nhất và khó giải quyết triệt để. Mặt khác, do tranh chấp đất đai kéo dài, cơ chế giải quyết tranh chấp không hiệu quả đã dẫn đến nhiều khiếu nại, khiếu kiện hành chính. Cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay cho thấy rất nhiều sự yếu kém về nghiệp vụ cũng như nhiều hạn chế trong các quy định pháp luật. Thực trạng này đòi hỏi phải có sự chấn chỉnh kịp thời của Nhà nước. Về bản chất, tranh chấp đất đai là một trong những nguyên nhân gây nên sự bất ổn về mặt xã hội, kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước.
Hiện nay, hoạt động tranh tụng liên quan đến tranh chấp đất đai chiếm một số lượng lớn trong các hoạt động tranh tụng của luật sư tại Việt Nam do đây là tài sản có giá trị lớn nên thường xảy ra tranh chấp, phổ biến là các tranh chấp về mua bán nhà, cho thuê nhà, cho ở nhờ, tranh chấp về quyền sử dụng đất như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất.v.v…. Bên cạnh đó, quy định pháp luật về đất đai lại rất phức tạp và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung. Mỗi địa phương lại có nhiều quy định cụ thể trên cơ sở quy định khung và quy định của cấp trung ương.
Hơn nữa, theo diễn biến thực tế các tranh chấp dân sự thì các vụ án mà đối tượng tranh chấp là đất đai và nhà cữa luôn là các vụ án mà việc thu thập và xác minh chứng cứ diễn ra trong một thời gian dài. Chính vì thế, một Luật sư khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng trong một vụ án dân sự mà đối tượng tranh chấp là bất động sản cần phải theo sát vụ án trong nhiều thời điểm khác nhau, và nhiệm vụ của Luật sư cũng rất nặng nề. Tranh chấp bất động sản gắn luôn gắn liền với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Việc các đương sự cung cấp chứng cứ trên cơ sở hồ sơ do cơ quan quản lý nhà nước ban hành. Vì vậy, kỹ năng về tranh tụng trong vụ án tranh chấp đất đai là một vấn đề cần được các luật sư quan tâm, trau dồi và hoàn thiện.
Một trong những vấn đề mà không ít Luật sư gặp khó khăn trong việc giải quyết các vụ án dân sự là thu thập chứng cứ. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn phân tích đề tài “Kỹ năng của Luật sư trong hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá sử dụng chứng cứ trong các vụ án tranh chấp đất đai” nhằm làm sáng tỏ những khó khăn của luật sư cũng như hoàn thiện hơn nữa kỹ năng hành nghề trong giai đoạn này.
KẾT LUẬN
Tranh chấp nhà đất là loại tranh chấp phức tạp nhất hiện nay và cũng là loại tranh chấp chiếm tỷ trọng rất lớn trong xã hội. Vì vậy, hoạt động của luật sư về lĩnh vực nhà đất là hoạt động thường xuyên và chiếm tỷ lệ rất cao trong hoạt động của văn phòng luật sư. Tuy nhiên hệ thống quy định pháp luật về lĩnh vực nhà đất rất phong phú nên luật sư cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng tranh tụng của mình trong các vụ án tranh chấp đất đai. Trong giai đoạn hiện nay, luật sư đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và tiến trình hòa nhập với thị trường chung của thế giới, đội ngũ Luật sư Việt Nam dần dần khẳng định vị trí, vai trò của mình trong xã hội, đồng thời yêu cầu đặt ra đối với luật sư ngày càng cao hơn. Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu rộng về pháp luật, có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tham gia tích cực trong việc bảo vệ pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa, cần phải khẳng định mình hơn nữa trong công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam.
Từ trước đến nay, đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản; do đó, các quan hệ về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đất đai luôn “nhạy cảm”, ảnh hưởng xã hội rộng lớn. Tranh chấp đất đai được xem là vấn đề nổi cộm và khó giải quyết triệt để..
Yếu tố cần và đủ của Luật sư khi tham gia giải quyết các vụ tranh chấp đất đai hiện nay có thển nói chính là thu thập, đánh giá chứng cứ của vụ việc. Đề tài này tác giả chỉ dừng lại ở phạm vi phân tích một số kỹ năng cơ bản của Luật sư. Chính vì vậy vẫn còn rất nhiều thiếu xót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 178
👁 Lượt xem: 1095
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1192
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1024
⬇ Lượt tải: 46
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1991
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1591
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 831
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 784
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 745
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1202
⬇ Lượt tải: 21