Mã tài liệu: 258467
Số trang: 20
Định dạng: doc
Dung lượng file: 287 Kb
Chuyên mục: Toán học
Chuyên đề phương pháp giảng dạy môn Thống kê
Phần I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Mỗi một mảng kiến thức đều có tầm quan trọng và những ứng dụng nhất định, mỗi người khi chọn cho mình một đề tài nghiên cứu cũng đều xuất phát từ những lý do nào đó. Do đó khi chọn cho mình đề tài này tôi cũng xuất phát từ hai lý do sau:
Thứ nhất, Thống kê là một mảng kiến thức quan trọng của Toán ứng dụng, được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội
Thứ hai, Thống kê là mảng kiến thức mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình toán ở trường trung học phổ thông, cụ thể là được đưa vào SKG lớp 10 chương trình thí điểm từ năm 2003 và chính thức đưa vào SGK lớp 10 từ năm 2006. Tuy nhiên, nội dung mới này chưa được quan tâm nhiều trong dạy và học ở đa số các trường phổ thông.
Vì thế, tôi quan tâm đến mảng kiến thức mới này dưới góc độ tìm hiểu, phân tích cách trình bày của SGK về mảng kiến thức thống kê trong vấn đề dạy – học theo mô hình hóa và việc đưa khái niệm mới vào chương trình. Điều đó ngoài mục đích hiểu rõ hơn về cách trình bày của SGK còn giúp ích rất nhiều cho hoạt động dạy của tôi sau này.
II Mục đích nghiên cứu:
Thống kê toán có hai bộ phận là thống kê mô tả và thống kê suy đoán. Nhưng trong chương trình phổ thông chỉ đề cập đến thống kê mô tả chứ không đề cập đến thống suy đoán nên trong tiểu luận này khi nói thống kê thì đó là thống kê mô tả.
Xuất phát từ những lý do trên, tiểu luận này nhắm đến việc tìm một số yếu tố giúp cho việc trả lời các câu hỏi sau:
+ Thống kê trong chương trình SGK môn Toán được đưa vào ở đâu, gồm những gì?
+ Dạy – học thống kê với thực tiễn đã được SGK tính đến như thế nào?
+ Dạy – học phương sai theo tinh thần gắn việc dạy thống kê với thực tiễn thực hiện như thế nào?
III. Phương pháp nghiên cứu:
Nêu những nội dung về thống kê được đưa vào SGK toán từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông, đưa vào ở lớp mấy, đưa vào những gì.
Phân tích chương THỐNG KÊ trong 2 cuốn SGK toán đại số lớp 10 cơ bản của nhóm tác giả Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên) và nâng cao của nhóm tác giả Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên) để làm rõ sự vận dụng mô hình hóa trong dạy-học và cơ chế hoạt động, các hình thức thể hiện các khái niệm cơ bản của Thống kê. Tuy nhiên phần phân tích SGK chủ yếu nhằm vào phần dạy – học theo mô hình hoá.
Dựa vào việc phân tích SGK đưa ra một giáo án dạy – học phương sai theo tinh thần gắn việc dạy thống kê với thực tiễn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 762
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 905
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 849
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 787
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 842
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 807
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 2335
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 224
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 16