Mã tài liệu: 301169
Số trang: 56
Định dạng: rar
Dung lượng file: 3,167 Kb
Chuyên mục: Sinh học
[FONT=Times New Roman]
MỞ ĐẦU
Bệnh ung thư được coi là một trong những chứng bệnh nan y nguy hiểm được phát hiện với số ca mắc bệnh ngày càng gia tăng trên thế giới. Không ít giả thuyết cho rằng, ung thư là căn bệnh phát sinh do lối sống, lối sinh hoạt thiếu khoa học của con người. Song phải chăng ung thư là căn bệnh hiện đại?
Với số lượng bệnh nhân được phát hiện là mắc bệnh ung thư và số ca tử vong do ung thư tăng đột biến trong một vài năm gầm đây, ung thư đã được xem là căn bệnh của Xã hội thời hiện đại. Ts.Roaslie David – trường đại học Manchester – Anh và Ts.Michael Zimmermann – trường đại học Villanova trong nghiên cứu của mình đã khẳng định: cuộc sống Xã hội thời hiện đại đã góp phần đẩy mạnh sự hình thành của nhiều yếu tố gây ung thư.
Theo dự báo của các nhà khoa học Anh, thế kỷ 21, ung thư tiếp tục là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao trên thế giới. Khoa học vẫn chưa thể tìm ra cách điều trị dứt điểm các trường hợp khối u ác tính, và ung thư cẫn được xem là căn bệnh nan y khó chữa.
Theo thống kê của Tổ chức ung thư Liên hợp quốc, tới năm 2030, số các trường hợp mắc ung thư trên thế giới sẽ tăng gấp nhiều lần con số hiện nay và số các trường hợp tử vong do ung thư sẽ nhiều gấp đôi con số đã được thống kê trên thế gới vào năm 2008. Theo ước tính này, số người bị tử vong do ung thư sẽ lên tới khoảng hơn 13,2 triệu người vào năm 2030. Hiệp hội nghiên cứu ung thư quốc tế - IARC cũng cho biết, khoảng 21,4 triệu trường hợp mắc mới ung thư sẽ được phát hiện vào năm 2030 và sẽ tập trung chủ yếu tại các nước nghèo, nơi có mức sống thấp và tỉ lệ mắc bệnh cao nhất thế giới. Lý giải cho việc số ca tử vong do ung thư sẽ tăng lên trong tương lai, các nhà khoa học cho rằng, do điều kiện sống thay đổi, thói quen sinh hoạt, kèm theo đó là sự thay đổi khí hậu toàn cầu dẫn tới sự khắc nghiệt của thời tiết, môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Nồng độ các phân tử phóng xạ tự do trong môi trường tăng cao khiến cho nguy cơ tiếp xúc với lượng phóng xạ gia tăng và là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của bệnh nhân ung thư.
Ung thư là một vấn nạn nghiêm trọng của con người nên việc điều trị ung thư rất quan trọng trong chương trình Phòng chống ung thư ở mọi quốc gia. Muốn nâng cao chất lượng điều trị, không chỉ hoàn chỉnh về kĩ thuật của mỗi phương pháp, thiết bị, mà còn phải có kinh nghiệm, kiến thức, chẩn đoán chính xác, xây dựng phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân một cách hợp lý nhất. Các phương pháp điều trị hiện nay như:
- Phương pháp điều trị tại chỗ: Phẫu thuật và tia xạ, có khả năng điều trị triệt để khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, tổn thương ung thư chỉ khu chú ở tại chỗ hoặc tại vùng.
- Các phương pháp điều trị toàn thân: Điều trị hóa chất, điều trị nội tiết, điều trị miễn dịch…
- Ngoài các phương pháp điều trị trên hiện nay có rất nhiều nhà nghiên cứu đã ứng dụng enzyme trong điều trị ung thư ví dụ như: Chuyển 1 gen mã hóa enzyme để chuyển hóa thuốc chuyên dụng thành chất gây chết tế bào ung thư, hoặc sử dụng kháng thể có gắn một enzyme chuyển hóa thuốc chuyên dụng thành chất gây độc tế bào. Legumain là một trong nhiều enzyme đã và đang được ứng dụng nhiều trong y học. Legumain được biểu hiện cao ở một số loại khối u, chẳng hạn như tuyến tiền liệt, đại tràng và ung thư vú. Ngoài ra, nó còn được biểu hiện cao trong ung thư đại tràng. Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thiết kế vector biểu hiện gen mã hóa legumain”. Nhằm mục đích sản xuất legumain với lượng lớn để phục vụ cho y học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Hữu Chấn, 1983. Enzyme và xúc tác Sinh học. Nxb Y học, Hà Nội.
2. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng, 2000. Hóa sinh học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Đỗ Ngọc Liên, Phạm Thị Trân Châu, 1972. Enzyme I, II. Đại học Tổng hợp, Hà Nội.
4. Nguyễn Tiến Thắng, Nguyễn Đình Huyên, 1998. Giáo trình sinh hóa hiện đại. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Xuân Thắng, Đào Kim Chi, Phạm Quang Tùng, Nguyễn Văn Đồng, 2004. Hóa sinh học. Nxb Y học, Hà Nội.
6. Lê Ngọc Tú, La Văn Chứ, Phạm Trân Châu, Nguyễn Lân Dũng, 1982. Enzyme vi sinh vật. Nxb KH&KT, Hà Nội.
7. Lê Ngọc Tú (chủ biên), Lê Văn Chứ, Đặng Thị Thu, Phạm Quốc Thăng Nguyễn Thị Thịnh, Bùi Đức Hợi, Lưu Duẫn, Lê Doãn Diên, 2000. Hóa sinh Công nghiệp, Nxb KH&KT, Hà Nội.
8. Khuất Hữu Thanh, 2006. Cơ Sở Di Truyền Phân Tử và Kỹ Thuật Gen.Nxb Khoa Học và Kỹ thuật, Hà Nội
9. Hồ Huỳnh Thùy Dương (2003), sinh học phân tử, Nxb Giáo dục.
10. PGS-TS Phan Tuấn Nghĩa (2004), Bài giảng Các kĩ thuật mới trong công nghệ sinh học,
11. Quyền Đình Thi, Nông Văn Hải (2008), Những kỹ thuật PCR và ứng dụng trong phân tích DNA, Nxb khoa học tự nhiên và công nghệ.
TÀI LIỆU Tiếng Anh
12. Barrett, A. J., and Rawlings, N. D. (1996) Perspect. Drug Discov. Design 6, 1-11
13. Kembhavi, A. A., Buttle, D. J., Knight, C. G., and Barrett, A. J. (1993) Arch. Biochem. Biophys. 303, 208-213
14. Dalton, J.P., Hola-Jamriska, L., and Brindley, P. J. (1995) Parasitology 111, 575-580
15. Sanger, F., Nicklen, S., and Coulson, A. R (1977) Proc. Natl.Acad.Sci.U. S. A. 74, 5463-5467
16. Capranico G, Supino R, Binaschi M, et al. Influence of structural modifications at the 3’ and 4’ positions of doxorubicin on the drug ability to trap topoisomerase II and to overcome multidrug resistance. Mol Pharmacol 1994;45:908-15.
17. Alonso, J. M., and Granell, A. (1995) Plant Physiol. 109, 541-547
18. Capranico G, Zunino F, Kohn KW, Pommier Y. Sequence-selective topoisomerase II inhibition by anthracycline derivatives in SV 40 DNA; relationship with DNA binding affinity and cytotoxicity. Biochemistry 1990;29:562-9.
19. Yano M, Hirai K, Naito Z, et al. Expression of cathepsin B and cystatin C in human breast cancer. Surg Today 2001;31:385-9
20. Kembhavi AA, Buttle DJ, Knight CG, Barrett AJ. The two cysteine endopeptidases of legumain seeds; purification and characterization by use of specific fluorometric assays. Arch Biochem Biophys 1993;303:208-13.
21. Chen JM, Đano PM, Rawlings ND, et al. Cloning, isolation, and characterization of mammalian legumain, an asparaginyl endopeptidase. J Biol Chem 1997;272: 8090-8
22. Liu C, Sun C, Huang H, Janda K, Edgington T. Overexpression of legumain in tumors is significant for invasion/metastasis and a candidate enzymatic target for product therapy. Cancer Res 2003;63:2957-64.
23. Alvarez-Fernandez M, Brrett AJ, Gerhartz B, Dando PM, Ni J, Abrahamson M. Inhibition of mammalian legumain by some cystatine is due to a novel second reactive site. J Biol Chem 1999;274:19195-203.
24. Jing-May Chen, Pam M. Dando, Neil D. Rawlings, Molly A. Brown, Nina E.Young…(Cloning, Isolation, and Characterization of Mammalian Legumain, an Asparaginyl Endopeptidase ), 1996
25. SAMBROOK J AND RUSSELL WD (2001). Molecular cloning: A laboratory manual, 3rd, ed. Cold spring harbor laboratory press, cold spring hab)or NY
26. DNA extraction kit manual (QUIAGEN
Luận văn chia làm 3 chương, dài 56 trang
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 1276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 1037
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 4975
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16