Mã tài liệu: 89683
Số trang: 71
Định dạng: docx
Dung lượng file: 14,413 Kb
Chuyên mục: Sinh học
Nằm giữa biển và đất liền, rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái đặc trưng ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng rất nhạy cảm với tác động của con người. Hệ động thực vật ở đây có những đặc tính sinh học thích nghi đặc biệt với môi trường bùn lầy, ngập nước mặn thường xuyên.
Sự tồn tại của RNM có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về môi trường và kinh tế xã hội, RNM không những cung cấp các lâm sản có giá trị như : gỗ, than, củi, tanin, thức ăn, thuốc uống...RNM còn là nguồn cung cấp mùn bã hữu cơ nuôi dưỡng các loài thủy sinh tại chỗ hay những loài sống ở vùng cửa sông, ven biển kế cận, là nơi trú đông của nhiều loài chim di cư, nơi làm tổ của nhiều loài chim nước (Phan Nguyên Hồng, 1991) [12]. RNM có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, ngăn chặn gió bão, mở rộng diện tích lục địa, ngăn nước mặn lấn sâu vào đất liền. RNM còn cung cấp thức ăn để chăn nuôi gia súc và thả ong, nhờ RNM mà cuộc sống của người dân nghèo ven biển được cải thiện. RNM còn là địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, là nơi nghiên cứu và học tập của học sinh và sinh viên, các nhà khoa học nghiên cứu về hệ sinh thái RNM. Tuy nhiên thảm thực vật RNM Việt Nam đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh. Sau chiến tranh, do điều kiện kinh tế kém phát triển, sự bùng nổ dân số, do nhận thức của người dân còn thấp nên việc khai thác RNM bừa bãi làm nguyên liệu, phá RNM làm đầm tôm, lấy đất canh tác, lấy đất làm ruộng muối dẫn đến diện tích RNM ngày càng bị suy giảm, chất lượng RNM cũng suy giảm theo, đất bị thoái hóa nghiêm trọng, hàng vạn hecta đất rừng bị bỏ hoang chưa được khôi phục, tài nguyên đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy hải sản vùng ven biển bị suy giảm, môi trường bị ô nhiễm.
Nhận rõ tầm quan trọng của RNM, đặc biệt thấy được hậu quả của thiên tai, trong những năm gần đây ở những vùng ven biển bị mất RNM, phong trào trồng và khôi phục lại hệ sinh thái RNM đã và đang phát triển mạnh ở các vùng ven biển khắp cả nước như chương trình 327, chương trình trồng 5 triệu hecta rừng, cũng như các tổ chức quốc tế (PAM) và các tổ chức phi chính phủ (SCF UK, ACTMANG, Hội chữ thập đỏ Đan Mạch và Nhật Bản…) hợp tác với trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái RNM.
Kết cấu đề tài:
Chương I. Thành phần loài cây ngập mặn khu vực ven biển huyện hải hà, tỉnh QUẢNG NINH
Chương II. Sự phân bố và khả năng tái sinh của một số loài cây ngập mặn chính ở vùng ven biển huyện HẢI HÀ
Chương III: Đề xuất một số phương hướng sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển RNM HẢI HÀ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 991
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 1329
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 2962
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 793
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 2197
⬇ Lượt tải: 27