Mã tài liệu: 300758
Số trang: 158
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,336 Kb
Chuyên mục: Hóa học
MS: LVHH-PPDH025
SỐ TRANG: 158
NGÀNH: HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong
thư gửi học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở
nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cùng các
cường quốc năm Châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
cháu”. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo đến sự
nghiệp giáo dục và đào tạo: “Giáo dục – Đào tạo cùng với khoa học công nghệ là
quốc sách hàng đầu”. Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,
toàn xã hội và sự nỗ lực phấn đấu của ngành giáo dục, sự nghiệp GD-ĐT đã có một
số tiến bộ mới: ngân sách đầu tư cho giáo dục nhiều hơn, cơ sở vật chất kĩ thuật
được tăng cường, quy mô giáo dục được mở rộng, trình độ dân trí được nâng cao.
Những tiến bộ ấy đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Chúng ta đang sống trong một thế giới diễn ra sự bùng nổ về khoa học và công
nghệ do đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta đóng vai trò, chức năng quan
trọng trong việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để thực
hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập với
quốc tế, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.
Từ thực tế đó đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo không những có nhiệm vụ
“giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ
năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân” mà còn phải có nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng
khiếu, có tư duy sáng tạo nhằm đào tạo các em trở thành những nhà khoa học, nhà
quản lý, doanh nhân giỏi và trở thành cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng, Nhà nước.
Vì vậy, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học ở trường phổ thông
có một vị trí quan trọng đặc biệt.
Từ thực trạng của việc dạy và học ở các lớp chuyên hóa cũng như việc bồi
dưỡng học sinh giỏi hóa học đang gặp một số khó khăn như: giáo viên chưa chuẩn
bị tốt hệ thống lý thuyết và chưa xây dựng được hệ thống bài tập chuyên sâu trong
quá trình giảng dạy; học sinh không có nhiều tài liệu tham khảo; nội dung giảng dạy
so với nội dung thi quốc gia, quốc tế là rất xa…
Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “XÂY DỰNG HỆ THỐNG
LÝ THUYẾT, BÀI TẬP PHẦN HÓA LÍ DÙNG TRONG BỒI DƯỠNG HỌC
SINH GIỎI VÀ CHUYÊN HÓA THPT” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu
quả quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi và dạy chuyên hóa học.
2. Mục đích của đề tài
Xây dựng hệ thống lý thuyết – bài tập cơ bản, nâng cao phần nhiệt động lực học,
cân bằng hóa học, động hóa học và điện hóa học dùng trong bồi dưỡng HSG và
chuyên hóa THPT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động tìm tòi, tự học và sáng tạo của học sinh.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu chương trình chuyên hóa học, các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh,
Olympic 30 – 4, quốc gia, quốc tế, đề thi Olympic của 1 số nước và đi sâu vào phần
hóa lí.
Xây dựng hệ thống lý thuyết phần nhiệt động hóa học, cân bằng hóa học, động
hóa học, điện hóa học.
Xây dựng hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm theo các chuyên đề lí thuyết
trên dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học.
Đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống lý thuyết, hệ thống bài tập trong việc tổ
chức hoạt động học tập cho học sinh theo mô hình dạy học tương tác và hình thức
dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống lý thuyết, bài tập và
phương pháp đã đề xuất.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống kiến thức lý thuyết và bài tập đa dạng, phong phú,
có chất lượng kết hợp với phương pháp sử dụng hợp lí chúng trong dạy học thì sẽ
giúp học sinh nâng cao được kiến thức, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiện cứu,
chủ động và sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và hiệu quả của quá
trình bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học THPT.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống lý thuyết – bài tập phần nhiệt động lực học, cân bằng hóa học, động hóa
học và điện hóa học dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học.
Các phương pháp sử dụng hệ thống lý thuyết – bài tập trong việc bồi dưỡng học
sinh giỏi và chuyên hóa học.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: phần nhiệt động lực học, cân bằng hóa học, động hóa học và điện hóa
học.
Đối tượng: giáo viên dạy chuyên hóa và bồi dưỡng HSG; HS các lớp chuyên hóa
và đội tuyển HSG hóa học.
Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT chuyên Lê Khiết; THPT Trần Quốc Tuấn và
THPT Sơn Tịnh; đội tuyển HSG quốc gia và đội tuyển HSG giải toán trên máy tính
cầm tay – tỉnh Quảng Ngãi.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây dựng
cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu chương trình chuyên hóa học.
Sưu tầm, phân tích các đề thi học sinh giỏi hóa học các cấp.
Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn nội dung thi chọn HSG quốc gia của Bộ GD – ĐT.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra: trắc nghiệm, phỏng vấn, dự giờ để tìm hiểu thực tiễn quá
trình bồi dưỡng HSG và chuyên hóa học ở trường THPT.
Trao đổi, tổng kết kinh nghiệm với các GV giảng dạy các lớp chuyên hóa và bồi
dưỡng HSG hóa học.
Thực nghiệm sư phạm nhằm:
+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng của hệ thống lý thuyết, bài tập đã đề xuất.
+ Kiểm nghiệm hiệu quả của việc đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống lý thuyết,
bài tập.
7.3. Phương pháp toán học thống kê
Lập bảng số liệu, xây dựng đồ thị và tính các tham số đặc trưng.
Xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm thu được.
8. Đóng góp của đề tài
Đã xây dựng được hệ thống kiến thức lý thuyết – bài tập (trắc nghiệm tự luận và
trắc nghiệm khách quan) phần nhiệt động lực học, cân bằng hóa học, động hóa học
và điện hóa học dùng cho bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học.
Đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống lý thuyết, hệ thống bài tập trong việc tổ
chức hoạt động học tập cho học sinh theo mô hình dạy học tương tác và hình thức
dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
Nội dung luận văn là tư liệu bổ ích cho giáo viên trong việc giảng dạy các lớp
chuyên và bồi dưỡng đội tuyển HSG hóa học THPT phần hóa lí.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 3947
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 881
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 284
👁 Lượt xem: 2018
⬇ Lượt tải: 32
📎 Số trang: 199
👁 Lượt xem: 1601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 196
👁 Lượt xem: 1414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 179
👁 Lượt xem: 805
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 177
👁 Lượt xem: 1164
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 169
👁 Lượt xem: 1006
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 170
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 150
👁 Lượt xem: 837
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 735
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 158
👁 Lượt xem: 722
⬇ Lượt tải: 21