Mã tài liệu: 126894
Số trang: 80
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Động lực học
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, đã kéo theo sự thay đổi cơ chế quản lý của Nhà nước về giá cả. Trước đây, Nhà nước định giá trực tiếp mọi hàng hoá - dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, thì nay Nhà nước chủ yếu sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô để quản lý và bình ổn giá cả thị trường bằng các chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách thu nhập…Việc định giá trực tiếp đã giảm đi nhiều, Nhà nước chỉ định giá một số rất ít hàng hoá dịch vụ độc quyền có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu dùng, như : điện, cước bưu chính viễn thông, nước sạch, cước hàng không…Như vậy, cơ chế quản lý giá cả của Nhà nước đã có sự thay đổi. Song, cần nhận thức và khẳng định rằng, Nhà nước vẫn có vai trò rất lớn trong công tác quản lý giá cả. Do có sự thay đổi về cơ chế quản lý giá như đã nêu trên, đánh giá giá trị tài sản là một công cụ cần thiết, là một trong những nội dung quan trọng quản lý nhà nước về giá cả, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, đảm bảo hoạt động của các tổ chức, đơn vị kinh tế của Nhà nước, các thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả và phản ánh đúng giá trị của tài sản.
Kinh tế thị trường ở nước ta trên đường xây dựng và phát triển có những đặc thù riêng của nó. Đó là sở hữu Nhà nước vẫn vẫn còn rất lớn, doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước vẫn là người mua và cũng là người bán lớn nhất. Cơ chế giá thị trường tuy có những ưu điểm của nó, song việc lợi dụng cơ chế giá thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán đã làm nẩy sinh nhiều tiêu cực. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã lợi dụng nâng khống giá và đội giá lên rất nhiều nhằm vụ lợi, gây thiệt hại lớn cho nhà nước. Do vậy quản lý nhà nước về giá là cần thiết, nhưng chúng ta không thể quay lại cơ chế cũ là nhà nước định giá mọi thứ hàng hoá và dịch vụ, mà chúng ta phải tiến tới tự do hoá giá cả, đồng thời phải có sự kiểm soát, quản lý của nhà nước thông qua hoạt động định giá giá trị những loại tài sản cần và có nhu cầu định giá để ngăn chặn những hành vi tiêu tực của người mua và người bán.
Trên thực tế, thị trường tài sản nói chung và thị trường bất động sản nói riêng ở nước ta đã xuất hiện. Đặc biệt, thị trường bất động sản còn rất mới mẻ, nhưng hoạt động khá sôi nổi, đặc biệt ở các khu vực thành thị. Hoạt động của thị trường tài sản nước ta, nhất là thị trường bất động sản, thời gian qua đã góp phần cải thiện rõ rệt điều kiện nhà ở của người dân, tăng cường hiệu quả sử dụng, kinh doanh của đất đai, nhà xưởng, biến đất đai thực sự trở thành một nguồn lực to lớn cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, thị trường bất động sản nước ta còn tồn tại nhiều nhược điểm, có nhiều khiếm khuyết. Ngoài một số khiếm khuyết thuộc về bản chất của thị trường, phần lớn khiếm khuyết đó có nguyên nhân từ sự quản lý, cơ chế chính sách đối với thị trường này chưa được hoàn thiện và trong đó có khiếm khuyết của hoạt động định giá tài sản. Khiếm khuyết này là do năng lực định giá tài sản còn hạn chế và chưa dựa trên những căn cứ khoa học, tiêu chuẩn, chuẩn mực và phương pháp định giá tài sản của sự vận hành thị trường tài sản ở nước ta.
Kết cấu của đề tài:
CHƯƠNG I. tổng quan về thẩm định giá
Chương II: thực trạng công tác thẩm định giá ở việt nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 1159
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 1880
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 1124
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 833
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 815
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 824
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1246
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 1729
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 1599
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 876
⬇ Lượt tải: 17