Mã tài liệu: 130820
Số trang: 65
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Động lực học
Sơn mài chất liệu độc đáo, là nét riêng của Việt Nam. Từ những năm đầu thế kỷ XX, trong quá trình giao lưu tiếp xúc với phương tây, hội họa Việt Nam đã sớm cất tiếng nói riêng đầy sức hấp dẫn của mình qua chất liệu sơn mài truyền thống.Các họa sĩ tiên phong đã sớm tiếp thu được phong cách hiện đại phương tây,kết hợp với nét tinh hoa của nghệ thuật sơn truyền thống dân tộc chế tác nâng lên thành một chất liệu tạo hình mới - đó là tranh sơn mài Việt Nam Đây được coi là một chuyển biến lớn đóng dấu thành tựu tích cực của sáng tạo mĩ thuật Việt Nam
Sự hình thành và phát triển của thể loại hội họa độc đáo, được coi như là quốc họa Việt Nam, tranh sơn mài đã tạo nên được tác phẩm đặc sắc, có giá trị cao, để lại dấu ấn lịch sử đồng thời cũng đã khẳng định tên tuổi của các họa sĩ bậc thầy đã làm rạng ranh cho nghệ thuật tạo hình Việt Nam nói chung cho tranh sơn mài nói riêng như: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lê Quốc Lộc Nguyễn Khang, Nguyễn Tư Nghiêm, Phan Kế An, Dương Bích Liên … Mỗi người một phong cách sáng tạo đã khẳng định tài năng nghệ thuật của mình, khai mở dẫn dắt sơn mài từ mĩ nghệ trở thành tác phẩm hội họa tạo được nhiều cảm xúc và ấn tượng.
Khi được chiêm ngưỡng các bức tranh sơn mài trong triển lãm nghệ thuật của 12 nước XHCN ở Matxocova,nhà văn nga Borit polevoi đã viết: “…mê mẩn vì sự hài hòa đặc sắc, những màu sắc, những màu sắc kì lạ và sự hấp dẫn đặc biệt của nó … đã ngời sáng lên tất cả những màu sắc của nó …”
Quả thật, nếu đem so sánh bảng màu của sơn mài với chất liệu khác thì ta có thể cảm thấy sơn mài tưởng như có vẻ bị hạn chế về màu nhưng thực chất nó lại rất phong phú về sắc. Bởi lẽ, để tạo nên bức tranh sơn mài hoàn chỉnh người họa sĩ phải mất rất nhiều công sức: nếu như ở tranh lụa để có được vẻ đẹp nhung mịn, óng ả chỉ cần người họa sĩ tinh thông kĩ thuật về màu và rửa nhiều lần cho màu thấm vào từng thớ lụa: hay như ở sơn dầu, chủ yếu người họa sĩ đắp phủ sơn lên hình thể sẽ hiện rõ trước mắt để biết ngay hiệu quả cuối cùng …còn ở sơn mài lại là một quá trình ngược lại, bởi sơn mài cần có thời gian. Ví như: sau khi vẽ nét người họa sĩ phủ sơn rồi ủ khô. Sau đó đem mài bỏ lớp sơn phủ kín tất cả hình thể, đường nét màu sắc cùng các chất biểu cảm đặt trên nền vóc. Qúa trình mài bỏ lớp sơn phủ mới là quá trình làm hiện lên hình tượng nghệ thuật cuối cùng mà người nghệ sĩ mong muốn. Sau đó công đoạn cuối cùng là đánh bóng bức tranh để tạo nên vẻ một tác phẩm hoàn chỉnh đồng thời cũng là góp phần tạo nên độ trong bóng, phẳng và độ sâu thăm thẳm của màu.
Kết cấu đề tài:
Chương 1
NHữNGNHệếNG BướC CHUYểN TRONG LịCH Sử PHáT TRIểN
Chương 2
HIệU QUả CủA VàNG TRONG TRANH SơN MàI
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 1126
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 872
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 3739
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 1304
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 785
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 752
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 2360
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 766
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 816
⬇ Lượt tải: 17