Mã tài liệu: 128423
Số trang: 16
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa. Trong một nước thuôc địa như Việt Nam, Người luôn đặt vấn đề dân tộc lên trên vấn đề giai cấp “độc lập dân tộc” lên trên mục tiêu “ruộng đất cho dân cày”. Đây là một vấn đề thuộc về mục tiêu chiến lược song tuỳ từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà có cách giải quyết thích hợp giữa hai vấn đề đó đề mưu quyền lợi cho nhân dân. Trong giai đoạn 1930 – 1945, Đảng ta và Bác đã giải quyết linh hoạt, sáng tạo mối quan hệ đó, đưa Cách mạng Việt Nam thắng lợi với sự thành công của cách mạng tháng 8 năm 1945, lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà(2 - 9 – 1945).
Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc – giai cấp thực chất là mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Việc giải quyết mối quan hệ đó có ý nghĩa quan trọng – nhằm đi đến mục tiêu cuối cùng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Vấn đề dân tộc - giai cấp chi phối toàn bộ vấn đề khác: lực lượng cách mạng, khẩu hiệu đấu tranh, hình thức tổ chức tập hợp lực lượng đấu tranh, hình thức đấu tranh và quyết định đến sự thành bại của cách mạng.
C. Mác và F. Angghen đã nêu rõ quan điểm về mối quan hệ giai cấp và dân tộc, nhấn mạnh: Vấn đề dân tộc luôn gắn liền với vấn đề giai cấp, giải quyết vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc phải đứng trên quan điểm của một giai cấp nhất định hoặc phong kiến hoặc tư sản, hoặc vô sản, không có cái gọi là dân tộc phi giai cấp. Trong tuyên ngôn Đảng cộng sản, hai ông cũng nêu rõ “hãy xoá bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ, “ khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì đồng thời quan hệ thù địch giữa các dân tộc cũng mất theo”. Như vậy hai ông đã coi vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề cải tạo xã hội hiện hành, là một bộ phận của vấn đề cách mạng. Đồng thời hai ông cũng cho rằng: giai cấp vô sản muốn tự giải phóng trước hết phải giải phóng dân tộc, phải xây dựng thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc bởi những giai cấp vô sản là một giai cấp dân tộc cụ thể luôn gắn liền với một dân tộc nhất định chịu trách nhiệm trước hết đối với dân tộc mình qua đó mà đóng góp vào sự nghiệp chung của nhân loại. Như thế theo Mác – Angghen giải phóng giai cấp đi đến giải phóng nhân loại, giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm.
Kết cấu đề tài:
1. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa.
2. Việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc – giai cấp, độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày trong giai đoạn 1930 – 1945.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1007
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 2461
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 790
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 891
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 3064
⬇ Lượt tải: 35
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 718
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 990
⬇ Lượt tải: 35
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 745
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 14993
⬇ Lượt tải: 57