Mã tài liệu: 286960
Số trang: 26
Định dạng: zip
Dung lượng file: 136 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1. Thời kỳ từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV 3
2. Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI 14
3. Từ thế kỷ XVI - XVIII ở Đàng Ngoài 19
4. Thế kỷ XVI - XVIII ở Đàng Trong 21
5. Nửa đầu thế kỷ XIX (1802 – 1858) 23
LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề ruộng đất từ trước đến nay luôn là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ khác nhau – nhất là vấn đề ruộng đất thời trung đại. Tìm hiểu về vấn đề ruộng đất cũng đồng nghĩa với việc tìm hiểu cơ sở của văn minh dân tộc ta trong lịch sử, bởi lẽ nền kinh tế nước ta cơ bản là sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các nguồn tư liệu còn lại cho đến ngày nay, chúng ta đã có những thành tựu đáng kể, nhờ đó phác hoạ được một bức tranh khá đầy đủ các mặt về tình hình ruộng đất Việt Nam thời kỳ trung đại.
Trong bức tranh chung toàn cảnh ruộng đất, cái chi phối nhất, chi phối chủ yếu đến tình trạng ruộng đất phải kể đến các chính sách về ruộng đất mà Nhà nước phong kiến trung ương ban hành. Với truyền thống Nhà nước tập quyền, các biện pháp cai trị áp dụng, ban hành có ảnh hưởng rất lớn đến bức tranh ruộng đất.
Bài giảng về Chế độ ruộng đất Việt Nam thời trung đại của thầy tôi, đã gợi cho tôi ý tưởng tìm hiểu sâu hơn về Chính sách của Nhà nước phong kiến Việt Nam đối với vấn đề ruộng đất. Cùng lật lại sử sách, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan toàn diện hơn
NỘI DUNG
Nền tảng kinh tế của nước ta từ thuở cha ông xưa vốn là kinh tế nông nghiệp mà chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, gắn liền với nó là vấn đề thuỷ lợi, vấn đề ruộng đất và các hình thái ruộng đất theo cấp bậc vua chúa, quan lại và thường dân. Có thể nói, ruộng đất là vấn đề sống còn với nền kinh tế, với toàn xã hội.
Điểm qua từ thời dựng nước, sở hữu công làng xã đã chiếm ưư thế tuyệt đối. Biểu hiện của nó rõ nhất là ruộng đất thuộc về làng xã, người dân tự cai quản, lao động và sở hữu ruộng đất. Đại diện cho làng xã là Bồ chính (già làng). Bồ chính phân chia ruộng đất cho các gia đình với điều kiện họ thuộc vào làng xã,là thành viên của làng xã và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được quy định đối với làng xã. Mức độ phân phối giữa các đơn vị trong làng xã có thể không đồng đều, bởi lúc này đã xuất hiện sự phân hoá trong công xã, xuất hiện sự tư hữu tư liệu sản xuất làm của riêng…xuất phát từ thực tế công cụ lao động bằng đồng, sắt ra đời làm tăng năng suất lao động, dẫn đến sự phân hoá giữa các làng xã dù chỉ ở mức sơ khai. Qua các di tích khảo cổ và sử sách cũ ta thấy hình thức sở hữu tư nhân hầu như chưa phát triển nhưng đã có những mầm mống đầu tiên vào cuối thời Đông Sơn. Những tiền đề đó đã tạo điều kiện cho chính sách ruộng đất của nhà nước phong kiến trong việc đi sâu vào quản lý, sử dụng ruộng đất thơì kỳ sau này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 4005
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1329
⬇ Lượt tải: 34
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1354
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 721
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 886
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 696
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 865
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 950
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 18