Mã tài liệu: 265999
Số trang: 35
Định dạng: zip
Dung lượng file: 201 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Chương I . Cơ sở lí luận chung về hoạt động xuất khẩu
I/ Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá
1/ Khái niệm xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Trong đó hàng hóa hay dịch vụ có thể di chuyển qua biên giới hoặc không.
Xuất khẩu hàng hóa, theo Luật Thương Mại 2005, là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hoá, dịch vụ cho người hoặc tổ chức nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, có thể là ngoại tệ của một hoặc cả hai quốc gia. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương . Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và đước biểu hiện dưới nhiều hình thức.
2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá
2.1. Đối với nền kinh tế thế giới
Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuần lớn hơn. Điều này được thể hiện bằng lý thuyết sau.
Theo quan điểm về lợi thế tuyệt đối của nhà kinh tế học Adam Smith, một quốc gia chỉ sản xuất các loại hàng hoá, mà việc sản xuất này sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất các tài nguyên sẵn có của quốc gia đó. Đây là một trong những giải thích đơn giản về lợi ích của thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng. Nhưng trên thực tế việc tiến hành trao đổi phải dưa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Nếu trong trường hợp một quốc gia có lợi và một quốc gia khác bị thiết thì họ sẽ từ chối tham gia vào hợp đồng trao đổi này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 248
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16