Mã tài liệu: 297672
Số trang: 14
Định dạng: zip
Dung lượng file: 65 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜIMỞĐẦU
Trong kinh tế thị trường hội nhập ngày nay, mỗi quốc gia muốn phát triển không thể tách khỏi kinh tế quốc tế. Hoạt động thương mại quốc tếđã trở thành yếu tố khách quan vàđược xem làđiều kiện tiền đề cho sự phát triển của mỗi quốc gia vàđồng thời là một thách thức không nhỏđối với những quốc gia đang phát triển và các quốc gia chậm phát triển. Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới thông qua con đường xuất nhập khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển. Một trong những thị trường cóảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế khu vực nói riêng đó là thị trường Mỹ, vì thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới cho nên đây sẽ là thị trường chiến lược giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng tốc độ phát triển trong những năm tới.
Đểđẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ cần phải nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu các ngành chủ lực của Việt Nam, đánh giáđúng những thuận lợi và khó khăn cho hàng Việt Nam trên thị trường Mỹ từđó ra các giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập mạnh hơn vào thị trường này khi mà hai nước dành cho nhau quy chế Tối Huệ Quốc.
Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ có tốc độ tăng khá nhanh và chủng loại hàng hoá của các doanh nghiệp đưa vào thị trường này ngày càng tăng vàđa dạng. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ký ngày 13/7/2000 và chính thức có hiệu lực từ ngày 11/12/2001 đã mở ra triển vọng thương mại mới giữa hai nước, phá bỏđối xử phân biệt về thuế quan tạo cơ hội cho hàng hoá Việt Nam được xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường này. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này thì hàng hoá Việt Nam phải vượt qua rất nhiều khó khăn và thách thức nhất là khả năng cạnh tranh, năng suất, chất lượng sản phẩm thị trường tiêu thụ và khả năng vận dụng marketing vào kinh doanh.
KẾTLUẬN
Hoạt động xuất khẩu hiện nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng đến tư liệu sản xuất từ các chi tiết linh kiện nhỏ nhất đến các loại máy móc lớn, các loại công nghệ kỹ thuật cao, không chỉ có hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình và với tỷ trọng ngày càng lớn.
Mỹ là một nước phát triển nhất thế giới, một thị trường rộng lớn nên việc quan hệ thương mại với họ mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội như: xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển kinh tế – thương mại của nước ta với nhiều tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế. Đặc biệt là việc đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vì Mỹ có vai trò rất quan trọng trong tổ chức này.
Tuy nhiên, cả thế giới đều biết rằng thị trường Mỹ là thị trường luôn có những đòi hỏi khắt khe về hàng hoá nhập khẩu, sự bảo hộ trực tiếp của chính phủ và là một thị trường có rào cản pháp lý vững chắc nhất nên việc xuất khẩu hàng hoá của các nước khác vào thị trường này luôn bị kiểm tra một cách nghiêm ngặt. Đó là những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp nước ta khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này. Việc xuất khẩu vào thị trường này không phải là dễ dàng và không phải là lúc nào cũng có thể làm được.
Chính vì vậy, Nhà nước cần có những việc làm cụ thể giúp các doanh nghiệp, như tăng cường thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, cũng như các quy phạm pháp luật của liên bang, bang, điều chỉnh những hành vi thương mại, tạo cơ hội và khi có cơ hội rồi thì mạnh dạn hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, sự can thiệp của Nhà nước là cần nhưng không phải là yếu tố quyết định. Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, phân tích đánh giá các nguồn thông tin khác nhau như: trên mạng, hội chợ, triển lãm, qua những người từng làm ăn với Mỹđể có thể có quyết định đúng khi đưa hàng vào thị trường Mỹ.
Do hạn chế về thời gian, trình độ cũng như¬ kinh nghiệp thực tế nên trong bài tiểu luận này của em còn nhiều sai sót, em mong nhận đ¬ợc sự góp ý của các thầy côđể em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn.
TÀILIỆUTHAMKHẢO
1. Báo Thương mại số T1 – T7/2003
2. Dương Hữu Hạnh – Cẩm nang nghiệp vụ xuất nhập khẩu – Nxb Thống Kê 2000
3. Dương Hữu Hạnh – Ngiên cứu thị trường xuất nhập khẩu – Nxb Thống Kê 2001
4. Đinh Tích Linh – Doanh nghiệp cần biết khi quan hệ Thương mại với Hoa Kỳ – Nxb Thống kê 2002
5. G.HOASHENG - Làm sao xuất khẩu có hiệu quả - Nxb Đà Nẵng 2002
6. Lê Huy Khôi – Chính sách quản lý xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2005 – Nxb Thống kê 2002
7. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 2002 – Xuất khẩu vào thị trường Mỹ
8. Thời báo Kinh tế Sài Gòn số T4-T7/2003
9. PGS.TS Trần Văn Chu – Quản lý và nghiệp vụ kinh doanh th¬ơng mại quốc tế – Nxb Thế giới 2003
MỤCLỤC
LỜIMỞĐẦU 1
1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hoá 2
1.1. Khái niệm hàng hoá -Theo luật thương mại 2
1.2. Khái niệm xuất khẩu hàng hoá 2
1.3. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế 2
2. Những vấn đềđặt ra cho việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ 3
2.1. Những thuận lợi 3
2.2. Những khó khăn 4
3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của một số ngành hàng của Việt Nam sang thị trường Mỹ 5
3.1. Ngành dệt may 5
3.2. Ngành thuỷ sản 6
3.3. Ngành Chè 7
4. Giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Mỹ 9
KẾTLUẬN 11
TÀILIỆUTHAMKHẢO 12
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 16