Mã tài liệu: 254637
Số trang: 11
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 136 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Đề bài: Từ thực tế quê hương mình, làng mình anh (chị) hãy nhận xét về sự biến đổi xưa làng Việt cổ trong thời điểm hiện nay.
Bài làm
Làng là một cộng đồng dân cư của người Việt đã có Lịch sử mấy thiên niên kỉ, trải qua quá trình Phát triển liên tục, vừa cải tạo tự nhiên vừa chống ngoại xâm và đô hộ của nước ngoài, vừa vươn lên hạn chế những rủi ro thiên nhiên đem đến, làng Việt Nam vẫn trường tồn cùng Lịch sử dân tộc.
Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, nước ta mất về tay giặc nhưng làng thì không mất, làng vẫn được giữ vững, phục hồi trên khắp đồng bằng sông Hồng rồi tái sinh lại trên đất đai miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
Làng Việt Nam có sức mạnh dẻo dai, bền vững đó là nhờ văn hóa làng, văn hóa làng vẫn tồn tại đến ngày nay với sự ngưng kết đậm đà biểu hiện ở phong tục tập quan, kho tàng văn hóa dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo. Văn hóa làng còn có một cơ sở vật chất là đình, chùa, miếu, lũy tre, giếng nước, cây đa đã tạo nên một tổng thể văn hóa làng vững chắc, hòa quyện vào nhau.
Tuy nhiên, cùng với sự Phát triển của đất nước, đặc biệt là trong thời kì hội nhập, làng quê Việt Nam đang có những biến đổi to lớn, hầu như không còn một làng quê nào còn giữ nguyên hiện trạng như trước năm 1945. Đặc biệt là sự biến đổi kết cấu cơ sở vật chất của làng.
1.Sự biến đổi văn hoá vật chất
Xưa nhắc đến nông thôn-làng quê Việt người ta thường nghĩ đến cây đa, bến nước, sân đình, đến lũy tre rủ mát trên con đường làng đến những ngôi nhà giản dị thoáng mát với hàng rào râm bụt và ở đó người ta có thể tìm thấy một cuộc sống thanh bình.
Nay cái không khí ấy đang dần mất đi để thay vào đó là những dãy nhà cao, thấp, đường làng bờ rào được bê tông hóa
1.1. Kiến trúc nhà cửa
Thời trung và cận đại
Với hệ thống tự cung, tự cấp về kinh tế, người nông dân trước đây vốn sồng trong các ngôi làng khép kín. Khi sinh con, người ta tính ngay đến trồng bao nhiêu cây xoan cây mít để đủ làm một ngôi nhà ba gian hai trái, khi con đến tuổi trưởng thành. Vì kèo đòn tay, dui mè đã có tre trồng quanh vườn, gạch thì lấy đất từ ao hay ruộng rồi tự xây lò gạch để nung. Vôi thì lấy ở núi đá vôi hay mua lấy. Gỗ xoan, tre trước khi làm nhà được ngâm dưới bùn ao khoảng một năm để chống mối, mọt. Rơm lợp nhà thì có sẵn từ vụ gặt trước, người dân vồn tay phải cầm cày, tay trái cầm dùi đục. Người trong gia đình, bà con láng giềng mỗi người giúp một tay để dựng nhà
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 4607
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 18