Mã tài liệu: 298312
Số trang: 39
Định dạng: zip
Dung lượng file: 169 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN I
PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ KHÁI QUÁT LỊCH SỬPHÉPBIỆNCHỨNG
1. Khái niệm phép biện chứng & siêu hình
+ Phép biện chứng và siêu hình là hai mặt đối lập trong phương pháp chung nhất của tư duy. Chúng được xây dựng trên hai quan điểm đối lập là quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình.
+ Phép biện chứng : theo Anghen chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và tư duy.
+ Phép siêu hình:theo Arixtôt siêu hình học là học thuyết về những nguyên tắc và các bản nguyên tối cao , siêu kinh nghiệm của tồn tại , của nhận thức , của văn hóa và của con người.
2. Sựđối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
+ Phương pháp siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có ranh giới tuyệt đối. Trong khi đó, phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.
+ Phương pháp siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại, nếu có sự biến đổi thìđó chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm bên ngoài sự vật. Trong khi đó phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy làđấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
Như vậy phương pháp siêu hình làm cho con người “ chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự diệt vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”. Còn phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “ hoặc là…hoặc là…” còn có cả cái “ vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủđịnh vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.
Phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm. Còn phương pháp biện chứng phản ánh đúng hiện thực như nó tồn tại. Nhờ vậy phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
3.Khái quát lịch sử hình thành phép biện chứng.
a. Phép biện chứng cổđại.
Giai đoạn đầu tiên của tư duy triết học biện chứng là phép biện chứng tự phát thời kỳ cổđại vàđược thể hiện rõ nét nhất qua thuyết âm dương của triết học Trung Quốc và các học thuyết của triết học Hy Lạp cổđại.
* Hoàn cảnh ra đời:
Về hoàn cảnh ra đời của phái Âm dương còn có nhiều điểm chưa sáng tỏ nên ởđây ta chỉ xét đến hoàn cảnh ra đời của phép biện chứng Hy Lạp cổđại.
- Điều kiện kinh tế - xã hội - văn hoá: Xã hội Hy Lạp xuất hiện sớm vào khoảng thế kỷ thứ VIII trước công nguyên đến thế kỷ thứ III sau công nguyên. Vào thế kỷ thứ VI–IV trước công nguyên, xã hội chiếm hữu nô lệ Hy Lạp đãđạt tới hoàn thiện. Sự phát triển này làm xuất hiện 2 trung tâm kinh tế chính trịđiển hình là Aten và Spác, tương ứng với nó là hai thể chế khác nhau về hình thức: nhà nước chủ nô dân chủ Aten và nhà nước chủ nô quân chủ Spác. Sự khác nhau đó dẫn tới cuộc nội chiến tương tàn và cuối cùng chiến thắng thuộc về thành bang Spác. Đất nước Hy Lạp cổđại có một nền văn minh phát triển rực rỡ. Về tôn giáo, họ thờ nhiều thần và vị thần tối cao là thần Dớt. Về giáo dục, họ coi trọng đạo đức, trí dục, thể dục. Về chính trị, họ coi trọng chếđộ dân chủ. Vềđời sống, họ sống giản dị, chất phác. Về kiến trúc, họ có tính cách điều độ cân đối. Về khoa học, họ phát triển khoa học tự nhiên như toán, vật lý, thiên văn học...Về văn học có Hômơ với hai tác phẩm nổi tiếng là Iliat vàÔđixe. Về triết học có nhiều trường phái.
- Sự hình thành triết học: triết học Hy Lạp ra đời vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên trên các cơ sở:
+ Do sự phát triển kinh tế, đặc biệt do sự phát triển của lao động và tổ chức lao động nô lệ, trong đó một bộ phận của xã hội là người tự do cóđiều kiện nghiên cứu khoa học triết học
+ Do có nhiều biến chuyển kinh tế và chính trị mà một bộ phận của tầng lớp chủ nô cóđiều kiện chăm lo xây dựng thế giới quan của mình đểđịnh hướng cho cuộc đấu tranh.
+ Do liên hệ mật thiết với các tri thức khoa học, cuộc đấu tranh tôn giáo, tín ngưỡng.
+ Do vị trí của Hy Lạp cổđại thuận lợi trong giao lưu kinh tế văn hoá với các nước phương Đông.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 7404
⬇ Lượt tải: 19