Mã tài liệu: 233674
Số trang: 15
Định dạng: doc
Dung lượng file: 86 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI – 1986, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới với một xuất phát điểm phải nói là rất thấp. Nhưng nhìn lại quá trình hơn 20 năm đổi mới ấy chúng ta không khỏi tự hào về những thành quả mà chúng ta đã đạt được về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội đất nước ta đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên chúng ta cũng đã phải mất đi nhiều thứ mà không phải ai cũng nhìn thấy! Phải chăng đây là một quy luật tất yếu của sự phát triển?
Trong 20 năm ấy, nền giáo dục của nước ta cũng không ngừng phát triển để ngày càng phù hợp với xu thế phát triển của các nước trên thế giới. Chỉ tính riêng từ năm 1995 đến nay nước ta đã có ít nhất là 3 lần thay đổi chương trình giảng dạy ở các bậc học phổ thông. Và lần thay đổi gần đây nhất, đổi mới toàn diện chương trình ở cả 3 cấp trong bậc học phổ thông: Tiểu học, THCS và THPT mà năm học 2008 – 2009 làm năm cuối cùng hoàn thành chương trình đổi mới đó. SGK ngoài việc giúp HS nâng cao năng lực tự học phải đảm bảo yêu cầu phân hóa, chú ý tới đặc điểm lứa tuổi HS và điều kiện dạy học cụ thể của cấp học. Đây là vấn đề từ nhiều năm trước vẫn chưa thực hiện được. Tại đợt tập huấn bồi dưỡng giáo viên cốt cán thực hiện chương trình - SGK lớp 12 THPT, TS. Nguyễn Trọng Hoàn - Phó vụ trưởng Vụ GD phổ thông đánh giá: “chương trình thay SGK cấp TH và THCS đã hoàn thiện tương đối tốt, quá trình thực hiện có nhiều điều kiện thuận lợi và kết quả đã thể hiện được sự đổi mới rõ rệt .”
Mọi cái mới đều gây ra những dư luận xung quanh nó. Việc thay đổi chương trình dạy học ở bậc học phổ thông cũng không nằm ngoài quy luật đó. Những dư luận xung quanh vấn đề này bao gồm cả khen và chê. Nhiều người cho rằng: việc đổi mới là tất yếu, là cấp thiết trong thời đại mới, thời đại của công nghệ thông tin, của khoa học phát triển và thời đại hội nhập quốc tế; Nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng việc đổi mới như hiện nay vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả và còn nhiều bất cập như: vấn đề học tiếng việt của học sinh tiểu học, nội dung kiến thức của từng môn học chưa phù hợp với thực tế, còn nhiều kiến thức chưa chính xác và còn rất nhiều ý kiến khác nữa được phát biểu và bàn luận trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đứng trên lập trường của phương pháp biện chứng, chúng ta thử nhìn nhận lại quá trình đổi mới chương trình dạy học ở hệ thống giáo dục phổ thông bằng cách xét lại những kết quả mà chúng ta đã đạt được từ sự đổi mới ấy.
Xuất phát từ mong muốn làm rõ ý nghĩa của việc thay đổi chương trình giáo dục ở bậc học phổ thông nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Bàn luận về vấn đề đổi mới toàn diện nội dung và phương pháp dạy học ở bậc học phổ thông trên quan điểm biện chứng” làm đề tài tiểu luận triết học của mình. Hy vọng đề tài này sẽ góp thêm một ý kiến hữu ích cho công tác thay đổi chương trình ở các bậc học phổ thông. Tuy nhiên, để cho đề tài này mang tính khách quan hơn, rất mong được sự đóng góp ý kiến của giảng viên và quý bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 737
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1430
⬇ Lượt tải: 89
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 16201
⬇ Lượt tải: 150
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16