Mã tài liệu: 214892
Số trang: 27
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 712 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại, GDĐT luôn là lĩnh vực được coi trọng ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới. Đây được coi là lĩnh vực chủ yếu nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, góp phần to lớn vào việc bảo đảm sự phát triển KTXH
một cách bền vững. Mục tiêu của GDĐT là nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Ở Việt Nam, ngay từ khi mới dành được chính quyền, Đảng và Nhà
nước đã luôn quan tâm và chú trọng đặc biệt đến lĩnh vực GDĐT. Cùng với
khoa học và công nghệ, GDĐT được coi là quốc sách hàng đầu. Văn kiện
Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: Tăng cường đầu tư vào phát triển con
người thông qua phát triển mạnh GDĐT, khoa học và công nghệ. Đảm bảo
nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Với nhận thức con người là nhân tố quyết định cho sự phát triển, vừa là
động lực, vừa là mục đích của sự nghiệp cách mạng, nguyên Tổng bí thư Đỗ
Mười đã nói: Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây
dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Tuy trong điều
kiện đất nước còn khó khăn, nhưng những năm qua, Nhà nước ta đã coi đầu
tư cho GDĐT là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển: đầu tư
cho sự nghiệp GDĐT tăng lên đáng kể; năm 2005, chi cho GDĐT chiếm
18% tổng chi NSNN; đã huy động được nhiều nguồn vốn khác để phát triển
GDĐT Những cố gắng đầu tư đó đã giúp cho cơ sở vật chất của Ngành
được cải thiện, góp phần quan trọng trong việc nâng cấp hệ thống trường
học, tăng cường trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, nâng cao đời
sống cán bộ giáo viên.
Trên thực tế, việc đầu tư cho GDĐT đòi hỏi những khoản tiền rất lớn.
Do đó, Đảng ta đã xác định: dành tỷ lệ thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội
hoá phát triển GDĐT; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho
GDĐT’’. Quán triệt quan điểm đầu tư cho GDĐT là một loại đầu tư cho phát
triển, Nhà nước ta đã ngày càng tăng cường đầu tư, tăng tỷ trọng chi NSNN
cho GDĐT, đồng thời ban hành các chính sách thích hợp nhằm huy động các
nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cả nguồn
vốn vay ưu đãi của nước ngoài thuộc nguồn vốn ODA để phát triển GDĐT.
Có thể nói, việc tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay
2
này để đầu tư cho GDĐT trong bối cảnh hiện nay là một trong những giải
pháp quan trọng giúp cho việc tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật,
tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Với ý nghĩa quan trọng đó, Nhà nước luôn luôn coi trọng công tác quản
lý, sử dụng nguồn vốn ODA phục vụ phát triển KT-XH nói chung và vốn vay
nước ngoài đầu tư cho GDĐT nói riêng. Ngay từ Hội nghị đầu tiên các nhà
tài trợ dành cho Việt Nam (tháng 11/1993), Chính phủ đã tuyên bố quan
điểm của mình về vấn đề quản lý và sử dụng vốn ODA: Điều quan trọng là
nguồn vốn bên ngoài phải sử dụng có hiệu quả. Chính phủ nhận trách nhiệm
điều phối và sử dụng vốn vay, viện trợ nước ngoài, với nhận thức sâu sắc
rằng nhân dân Việt Nam là người phải gánh chịu cái giá phải trả cho sự thất
bại nếu nguồn vốn này không được sử dụng có hiệu quả. Kể từ đó cho đến
nay, khung pháp luật, cơ chế chính sách và bộ máy để quản lý, sử dụng
nguồn vốn ODA nói chung và vốn vay nước ngoài đầu tư cho GDĐT nói
riêng ngày càng được hoàn thiện.
Tuy nhiên, đây là vấn đề mới mẻ và phức tạp, nên QLNN đối với
nguồn vốn này còn bộc lộ một số hạn chế, trở ngại như: khung pháp luật và
cơ chế chính sách chưa đồng bộ, trình độ và năng lực của bộ máy điều hành
vẫn còn nhiều bất cập. Điều đó đã làm hạn chế khả năng huy động và sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nước ngoài dành cho phát triển GDĐT ở
nước ta.
Đầu tư cho GDĐT bình quân đầu người ở nước ta hiện còn thấp, chỉ
mới bằng 1/10 mức trung bình và 1/100 mức cao của thế giới. Trong khi đó,
nguồn vốn trong nước rất khó đáp ứng nhu cầu đầu tư cho GDĐT. Chính vì
vậy, nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư cho lĩnh vực này không chỉ cần thiết
trong giai đoạn hiện nay mà còn có ý nghĩa lâu dài. Để sử dụng một cách có
hiệu quả nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư GDĐT, khắc phục những hạn chế
còn tồn tại, cần phải làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề quan trọng cả về lý luận
và thực tiễn, nhất là về cơ chế, chính sách, bộ máy quản lý trong lĩnh vực
này. Xuất phát từ thực tế trên đây, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước
đối với nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư cho GDĐT ở nước ta - Thực
trạng và giải pháp’’ làm luận án tiến sĩ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Thu hút và quản lý nguồn viện trợ nước ngoài nói chung và nguồn vốn
vay ODA nói riêng luôn là chủ đề thu hút được sự quan tâm của đông đảo
các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các tổ chức ở cả trong nước và quốc tế,
3
nhất là từ khi xảy ra vụ PMU 18. Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực
này khá phong phú dưới các giác độ và nội dung khác nhau. Trong đó, điểm
chung của các công trình này là tập trung làm rõ vai trò, đặc điểm của vốn
ODA trong nền kinh tế cũng như đối với một ngành; mô tả, đánh giá quy
trình vay vốn giải ngân và sử dụng nguồn vốn này; một số ít công trình đã đề
cập đến quản lý vốn ODA nhưng chủ yếu dưới giác độ quản lý sử dụng. Đề
tài kế thừa chọn lọc các vấn đề lý luận của các công trình nghiên cứu trên để
phát triển thành cơ sở lý luận của luận án về QLNN đối với nguồn vốn ODA
nói chung và nguồn vốn vay ODA đầu tư cho GDĐT nói riêng.
Về đầu tư cho GDĐT, các công trình thuộc lĩnh vực này khá phong
phú và có mặt trên hầu hết các thể loại tài liệu như sách, kỷ yếu hội thảo, bài
viết trên tạp chí, các đề tài khoa học Khó có thể liệt kê đầy đủ các công
trình thuộc nhóm này bởi khối lượng khá đồ sộ và phạm vi nghiên cứu rất
rộng. Các công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, có liên quan đến đối
tượng nghiên cứu của đề tài luận án phải kể đến các luận văn thạc sĩ, luận án
tiến sĩ. Đây là nhóm công trình đồ sộ về số lượng và nghiên cứu khá toàn diện
về các vấn đề liên quan đến đầu tư cho GDĐT. Chẳng hạn như:
- Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Thị Thu Hà (1993): "Đổi mới
và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách hệ thống giáo dục quốc dân", với
những phân tích khá sắc sảo về hiện trạng cơ chế quản lý ngân sách và đề
xuất hệ thống giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngân sách cho
toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
- Luận án tiến sĩ giáo dục của tác giả Lê Xuân Trường (2003) với đề tài:
"Một số biện pháp sử dụng nguồn lực tài chính nhằm phát triển giáo dục phổ
thông trong giai đoạn hiện nay" đã phân tích có hệ thống cơ sở lý luận của
việc sử dụng hợp lý nguồn lực tài chính để phát triển giáo dục phổ thông;
phân tích thực trạng việc sử dụng nguồn lực tài chính cho giáo dục phổ thông
ở Việt Nam thời gian qua và xu thế trong thời gian tới. Qua đó đề xuất biện
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính để phát triển giáo dục.
Với cách tiếp cận, phân tích quản lý tài chính từ chuyên ngành giáo dục học
nên những kết luận có giá trị tham khảo ở mức độ nhất định.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Duy Phong (2003) với đề
tài: "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông ở Hà
Nội" đã chỉ tập trung nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục
phổ thông trên địa bàn Hà Nội. Bằng việc hệ thống hoá một số vấn đề lý luận
về giáo dục, cơ chế quản lý tài chính giáo dục, luận án đã đi sâu phân tích
4
thực trạng cơ chế quản lý tài chính giáo dục ở thành phố Hà Nội, từ đó đề
xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện cơ chế này trong giáo dục
phổ thông ở Hà Nội. Đây là công trình khá hệ thống, đầy đủ với số liệu cập
nhật tính đến thời điểm công bố nhưng giới hạn nghiên cứu là giáo dục phổ
thông trên phạm vi Thủ đô, hơn nữa, cơ chế tài chính của giáo dục phổ thông
và giáo dục đại học hoàn toàn khác nhau, do đó những kết luận của đề tài chỉ
mang tính tham khảo.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đặng Văn Du (2003) với tên đề
tài: "Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở
Việt Nam” đã phân tích khá sâu sắc về đầu tư tài chính cho đào tạo đại học.
Luận án đã xây dựng các tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả đầu tư
tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam, qua đó phân tích thực trạng đầu tư
tài chính và đánh giá hiệu quả của chúng qua các tiêu chí được xây dựng.
Luận án cũng đã đề xuất hệ thống giải pháp tương đối toàn diện và có tính
khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính đại học ở nước ta. Có thể
nói, đây là công trình nghiên cứu công phu với những kết luận sắc sảo, có
căn cứ lý luận và cơ sở thực tiễn và là tài liệu tham khảo tốt không chỉ cho
các nhà quản lý giáo dục, mà còn cho các nhà nghiên cứu về tài chính.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Lê Phước Minh (2005) với đề tài: "Hoàn
thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam" đã tập trung
nghiên cứu chính sách tài chính cho giáo dục đại học. Trên cơ sở tổng hợp lý
luận và thực tiễn về chính sách tài chính cho giáo dục đại học trong và ngoài
nước, luận án đã đi sâu phân tích thực trạng chính sách tài chính cho giáo dục
ở Việt Nam, đồng thời làm rõ các cơ hội, thách thức và đề xuất quan điểm,
giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại học ở nước
ta. Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về chính sách tài chính cho
GDĐH với hệ thống số liệu cập nhật, những kết luận thuyết phục, hệ thống
giải pháp mang tính khả thi cao và là tài liệu tham khảo quan trọng cho
những nhà hoạch định và thực thi chính sách tài chính cho giáo dục đại học.
Tuy nhiên, thu hút và quản lý nguồn vốn vay ODA đầu tư cho GDĐT
là lĩnh vực khá hẹp và cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu về vấn
đề này. Các tài liệu liên quan thường dừng ở các bài phát biểu tại các buổi
hội thảo hoặc đề tài cấp bộ với những nội dung mang tính khai phá. Đó là Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2004: Vốn ODA với chiến lược phát
triển giáo dục đại học của Việt Nam đến năm 2010 – Thực trạng và giải
pháp, do tác giả Vũ Thị Kim Oanh, Trường Đại học Ngoại thương làm chủ
5
nhiệm. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống hoá những
vấn đề chung về vai trò của ODA trong phát triển giáo dục và đánh giá thực
trạng sử dụng vốn ODA cho phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam những
năm qua. Từ đó, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp sử dụng có hiệu quả
hơn vốn ODA cho chiến lược phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam đến
năm 2010. Song do mục đích nghiên cứu, công trình này chưa đi sâu nghiên
cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với nguồn vốn vay ODA đầu tư
cho GDĐT. Như vậy, có thể nói, đề tài luận án là công trình đầu tiên nghiên
cứu về QLNN đối với nguồn vốn vay ODA đầu tư cho GDĐT ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 988
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16