Mã tài liệu: 297432
Số trang: 61
Định dạng: zip
Dung lượng file: 291 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã hội và trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Hoạt động kinh doanh lữ hành là đặc thù của ngành du lịch. Mỗi quốc gia muốn phát triển ngành công nghiệp du lịch không thể thiếu hệ thống các công ty lữ hành hùng mạnh tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường .
Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng với mong muốn phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Xí nghiệp và thoả mãn tối đa nhu cầu du lịch cho khách, tôi quyết định chọn đề tài “ Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng thuộc Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Trên cơ sở hệ thống lý luận về phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành, tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành để xác định ưu điểm và hạn chế cũng như những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp đó, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long kinh doanh nhiều lĩnh vực như kinh doanh nhà hàng, cho thuê bất động sản và các nhà hàng nổi...song do thời gian thực tập có hạn nên luận văn chỉ đề cập đến việc phát triển kinh doanh lữ hành nội địa tại Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng thuộc Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp: tổng hợp, thu thập, xử lý tài liệu, so sánh, phân tích và đánh giá.
5. Kết cấu của đề tài : Ngoài phần mở đầu kết luận luận văn bao gồm ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng thuộc Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Xí nghiệp Đầu tư và phát triển Du lịch Sông Hồng thuộc Công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long.
Kết luận
Du lịch ngày càng được thừa nhận là ngành kinh tế dịch vụ có hiệu qủa kinh tế xã hội cao. Trên thế giới cứ 9 người lao động có 1 người làm trong lĩnh vực du lịch. Du lịch phát triển thu hút lực lượng lớn lao động, do đó trực tiếp góp phần giải quyết nạn thất nghiệp hạn chế sự gia tăng tệ nạn xã hội. Vì vậy phát triển du lịch nói chung và phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội điạ nói riêng sẽ mang lại lợi ích kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng đối với các khu nông thôn hay miền núi, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và những khu vực đó.
Trong chiến lược phát triển du lịch năm 2010, mục tiêu cụ thể phát triển du lịch Việt Nam được xác định đến năm 2010 đón 5,5 triệu đến 6 triệu lượt khách quốc tế tăng 3 lần so với năm 2000 và 25 triệu lượt khách nội địa tăng gấp hơn hai lần so với năm 2000 tạo thêm 100.000 lao động trực tiếp và 1 triệu lao động gián tiếp cho xã hội. Năm 2020 phấn đấu đạt 10 đến 11 triệu lượt khách quốc tế và 35 triệu lượt khách nội địa, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD vào năm 2010, đưa tổng sản phẩm du lịch (GDP) đạt xấp xỉ 6% tổng GDP cả nước. Tốc độ tăng GDP trung bình cho thời kỳ đạt 11,5 % đến 12% trên năm.
Nhìn vào số liệu trên chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc phát triển kinh doanh du lịch nói chung và việc phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nói riêng đối với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nhận biết được thực tế đó cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng luôn phát huy hết khả năng, năng lực của mình để hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ sở vật chất kỹ thuật, triển khai hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa có hiệu quả và dần tự khẳng định mình trên thị trường.
Qua sự học hỏi được ở Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng tôi xin mạnh dạn trình bày "Giiải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng thuộc công ty du lịch va thương mại tổng hợp Thăng Long" với mong muốn trong thời gian trước mắt Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng sẽ phát huy được những nhược điểm của mình, khắc phục được những tồn tại để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho Xí nghiệp.
Do trình độ thời gian nghiên cứu có hạn, thông tin và tài liệu chưa thật đầy đủ những nhận xét ít nhiều mang tình chủ quan, xong qua bài viết này tôi hy vọng sẽ góp được phần nào ý kiến cho Xí nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng thuộc công ty du lịch va thương mại tổng hợp Thăng Long.
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng.
2.Dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 theo QĐ số 337/TCDL.
3.TH.S Trần Ngọc Nam, Marketing du lịch, NXB -Tổng hợp, Đồng Nai, Năm 2000.
4.Trần Đại Hải “Hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh chương trình du lịch trọn gói của trung tâm du lịch Việt Nam Railtour thuộc Công ty cổ phần Vận tải và thương mại đường sắt.”Luận văn tốt nghiệp khoa Khách sạn - Du lịch, Trường đại học Thương Mại, Hà Nội. Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Doãn thị Liễu, TH.S Trần thị Bích Hằng.
5.Vũ Thị Thảo, "Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội tại trung tâm du lịch lữ hành HACINCO thuộc Công ty cổ phần HACINCO”, Luận văn tốt nghiệp khoa Khách sạn - Du lịch, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội-2002. Giáo viên hướng dẫn-Thạc sĩ- Nguyễn Nguyên Hồng.
6.Nguyễn thị Thuỷ “ Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành ở công ty thương mại du lịch Bắc Sơn” Luận văn tốt nghiệp khoa Khách sạn -Du lịch, Trương Đại học Thương Mại, Hà Nội - 2001
7.Đinh Trung Kiên nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. NXB-Đại học Quốc Gia -Hà Nội-năm 2000
8.Nguyễn Văn Đính và Phạm Hồng Chương, Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB -Thống kê - 1998.
9.Nguyễn Trọng Đặng.Nguyễn Thị Doãn Liễu.Vũ Đức Minh. Trần Thị Phùng Quản trị nhà hàng khách sạn-du lịch-NXB. Đại Học Quốc Gia-Năm 2000
10. Nguyễn Văn Lưu. Thị trường du lịch, NXB, Đại học Quốc Gia, Hà Nội, Năm 1998
11.Tạp chí du lịch Việt Nam -năm 2005.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 247
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 60
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 16