Mã tài liệu: 218166
Số trang: 83
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,047 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Trong những năm qua, An Giang luôn là tỉnh có tốc độ tăng trưởng GDP. Năm 2008, mặc dù kinh tế thế giới và trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang cơ bản vẫn ổn định và phát triển. Nhiều lĩnh vực vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhất là trên các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, du lịch, bưu chính viễn thông. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh và hoạt động của các ngân hàng thương mại này lại góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của An Giang trong những năm qua, trong đó thì có sự đóng góp không nhỏ của Sacombank An Giang mà điển hình là hoạt động tín dụng doanh nghiệp. Mục tiêu của đề tài này là phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Sacombank An Giang trong giai đoạn 2007-2009 để đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp. Đề tài được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp thống kê tổng hợp và so sánh số tương đối, tuyệt đối.
Qua kết quả phân tích cho thấy, DSCV doanh nghiệp đã không ngừng tăng trưởng qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng DSCV của toàn Chi nhánh. Cụ thể năm 2007 chỉ có 69.122 triệu đồng, chiếm 15,09% thì sang năm 2008 đã tăng lên 203.078 triệu đồng, tức tăng 193,78% và chiếm tỷ trọng là 21,99%. Đến năm 2009 thì cho vay doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng đạt 334.646 triệu đồng, chiếm 30,61%. Chính vì DSCV tăng liên tục đã làm cho dư nợ cho vay doanh nghiệp cũng tăng theo. Trong đó thì dư nợ của công ty cổ phần là cao nhất, kế đến là công ty TNHH và DNTN, trong những năm qua tại Chi nhánh thì không có sự tham gia vay vốn của công ty hợp danh và hợp tác xã. Trong cơ cấu dư nợ của doanh nghiệp theo ngành kinh tế thì ngành nông, lâm nghiệp là chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là ngành chế biến thủy sản, ngoài ra còn có các ngành xây dựng, TM – DV. Tuy rằng DSCV và dư nợ của doanh nghiệp tăng mạnh trong các năm qua nhưng DSTN doanh nghiệp lại tăng trưởng chậm hơn. Chính vì vậy đã làm phát sinh nợ quá hạn của cho vay doanh nghiệp trong hai năm 2008 và 2009. Tuy nhiên các khoản nợ quá hạn này chủ yếu đều thuộc nhóm 2 và chiếm tỷ lệ không cao.
Đạt được kết quả trên là nhờ vào sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, sự quan tâm giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành trong tỉnh. Bên cạnh đó nhờ có đội ngũ CBNV có năng lực, trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc, chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.
Bên cạnh những thành quả đạt được thì hoạt động cho vay doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế như lãi suất cho vay bình quân còn cao hơn các ngân hàng khác. Số lượng nhân viên còn ít nên chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới. Mặc khác, Sacombank An Giang còn phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng khác cũng như là các ngân hàng nước ngoài khác.
Bên cạnh phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp thì đề tài cũng đề ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Sacombank An Giang, chủ yếu tập trung vào công tác chăm sóc khách hàng. Nhằm mục đích giúp cho hoạt động tín dụng doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa, góp phần đưa Sacombank An Giang trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường tài chính tại An Giang.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .1
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .2
1.4 Phương pháp nghiên cứu .2
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu .2
1.4.3 Phương pháp xử lý số liệu .2
1.5 Ý nghĩa khoa học 2
1.6 Kết cấu đề tài 2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .4
2.1 Các vấn đề về tín dụng .4
2.1.1 Khái niệm tín dụng 4
2.1.2 Vai trò và chức năng của tín dụng .4
2.1.3 Các loại hình tín dụng 5
2.1.4 Phương thức cho vay .7
2.2 Khái quát về doanh nghiệp 7
2.2.1 Khái niệm doanh nghiệp 7
2.2.2 Các loại hình doanh nghiệp .7
2.3 Tín dụng doanh nghiệp 11
2.3.1 Khái niệm 11
2.3.2 Nguyên tắc tín dụng .11
2.3.3 Đối tượng cho vay .12
2.3.4 Điều kiện vay vốn 12
2.3.5 Quy định về thông tin tối thiểu cung cấp cho ngân hàng 12
2.3.6 Hồ sơ vay vốn 12
2.3.7 Thời hạn cho vay .13
2.3.8 Mức cho vay, loại tiền vay 13
2.3.9 Lãi suất cho vay .13
2.4 Rủi ro tín dụng 13
2.4.1 Khái niệm 13
2.4.2 Nguyên nhân rủi ro 14
2.4.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng .14
2.5 Một số khái niệm khác .15
2.5.1 Doanh số cho vay 15
2.5.2 Doanh số thu nợ .15
2.5.3 Dư nợ .15
2.5.4 Nợ quá hạn .15
2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp 17
2.6.1 Hệ số thu nợ .17
2.6.2 Vòng quay vốn tín dụng 17
2.6.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ .17
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ SACOMBANK AN GIANG 18
3.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 18
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 18
3.1.2 Các giải thưởng đã nhận 18
3.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang 19
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 19
3.2.2 Các sản phẩm dịch vụ của Sacombank An Giang .20
3.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 20
3.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang từ năm 2007-2009 .24
3.5 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển năm 2010 của Sacombank An Giang .26
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI SACOMBANK AN GIANG 28
4.1 Quy trình cho vay doanh nghiệp .28
4.2 Phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp 31
4.2.1 DSCV Doanh nghiệp so với DSCV của toàn Chi nhánh 31
4.2.2 DSCV Doanh nghiệp so với các loại hình cho vay khác .32
4.2.3 DSCV doanh nghiệp theo thời hạn cho vay 34
4.2.4 DSCV doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp 35
4.2.5 DSCV doanh nghiệp theo ngành kinh tế .38
4.3 Phân tích thực trạng thu nợ doanh nghiệp 40
4.3.1 DSTN doanh nghiệp so với DSTN của Chi nhánh 40
4.3.2 DSTN doanh nghiệp so với DSTN của các loại hình cho vay khác 41
4.3.3 DSTN doanh nghiệp theo thời hạn 43
4.3.4 DSTN doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp 44
4.3.5 DSTN doanh nghiệp theo ngành kinh tế .46
4.4 Phân tích thực trạng dư nợ doanh nghiệp .48
4.4.1 Dư nợ doanh nghiệp so với tổng dư nợ toàn Chi nhánh 48
4.4.2 Dư nợ doanh nghiệp so với dư nợ của các loại hình cho vay khác .49
4.4.3 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thời hạn .51
4.4.4 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp .52
4.4.5 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế 54
4.5 Phân tích thực trạng nợ quá hạn doanh nghiệp 56
4.5.1 Tình hình nợ quá hạn của doanh nghiệp và Chi nhánh .56
4.5.2 Nợ quá hạn doanh nghiệp theo thời hạn 57
4.5.3 Nợ quá hạn theo loại hình cho vay 58
4.5.4 Nợ quá hạn doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp 59
4.5.5 Nợ quá hạn doanh nghiệp theo nhành kinh tế .59
4.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp .60
4.6.1 Hệ số thu nợ .60
4.6.2 Vòng quay vốn tín dụng 62
4.6.3 Tỷ lệ nợ quá hạn 62
4.7 Một số ưu điểm, hạn chế, cơ hội và thách thức của hoạt động tín dụng doanh nghiệp trong thời gian qua .64
4.7.1 Ưu điểm .64
4.7.2 Hạn chế 64
4.7.3 Cơ hội 64
4.7.4 Thách thức .65
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP 66
5.1 Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng doanh nghiệp 66
5.2 Giải pháp nâng cao doanh số cho vay doanh nghiệp 66
5.3 Giải pháp nâng cao chất lượng CBTD 67
5.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng .67
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .69
6.1 Kết luận .69
6.2 Kiến nghị .7
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 919
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 1563
⬇ Lượt tải: 34
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 18