Mã tài liệu: 225933
Số trang: 6
Định dạng: doc
Dung lượng file: 80 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực
đến các mặt của đời sống xã hội, làm mất ổn định xã hội. Một vi
phạm pháp luật được nhận diện, đánh giá và là cơ sở để truy cứu
trách nhiệm pháp lý là nhờ có cấu thành cơ bản xác định.Nó bao
gồm các yếu tố: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách
thể của vi phạm pháp luật. Thiếu một trong những yếu tố này thì
sẽ không tồn tại một vi phạm pháp luật trong thực tế. Việc xác định
từng bộ phận này là cơ sở quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp
lý,nhờ đó mà tìm ra được mối quan hệ giữa chúng với nhau, xác
định được các biện pháp trách nhiệm pháp lý tương ứng, tìm ra
nguyên nhân của vi phạm pháp luật, và còn đánh giá được mức độ
nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy mà ta có thể thấy việc phân tích các yếu tố làm cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật là rất quan trọng.
B. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
I.Khái niệm: ”Vi phạm pháp luật”
Vi phạm pháp luật hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ .
II. Cấu thành của vi phạm pháp luật.
Cấu thành của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể. Mỗi vi phạm pháp luật sẽ có cấu thành riêng , song trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật đều có bốn yếu tố là mặt khách quan, mặt chủ quan,chủ thể và khách thể.
1.Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật , hậu quả nguy hiểm cho xã hội,mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.
Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là các hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật , nó gây ra hoặc đe dọa gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người và của hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 1169
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 199
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 2679
⬇ Lượt tải: 36
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 12289
⬇ Lượt tải: 38