Mã tài liệu: 226765
Số trang: 6
Định dạng: doc
Dung lượng file: 131 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI GVCN LỚP
1. GVCN là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện học sinh của một lớp
Vì sao?
Trong một trường học có rất nhiều học sinh được phân thành nhiều lớp. Hiệu trưởng không thể quản lý quá trình phát triển nhân cách của từng học sinh trong trường. Vì vậy cần có GVCN giúp hiệu trưởng quản lý học sinh cụ thể hơn.
Công tác quản lý học sinh thể hiện ở những công việc cơ bản nào?
- Nắm được chỉ số về quản lý như: tên, tuổi, số lượng, đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh sống, trình độ, sở thích, năng lực, những thay đổi, điều kiện, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội, bạn bè
- Mặt khác phải dự báo được xu hướng phát triển nhân cách của học sinh và tập thể học sinh để lập kế hoạch cho việc tổ chức giáo dục cho phù hợp với điều kiện, khả năng học sinh, tập thể và nhà trường. Cụ thể:
+ Để lập kế hoạch giáo dục khoa học, hợp lý cần phải có thời gian chuẩn bị và tìm hiểu cụ thể đối tượng giáo dục, mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục của cấp học, trường học, lớp học, sự phát triển của học sinh và tập thể học sinh.
+ Tổ chức cho học sinh và tập thể thực hiện kế hoạch đã đề ra. Công việc này cần có sự phân công rõ ràng.
+ Chỉ đạo cho học sinh và cán bộ lớp thực hiện kế hoạch. Chỉ đạo thể hiện sự lãnh đạo, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh và động viên kịp thời của GVCN. Không nên chỉ ra lệnh, yêu cầu cao mà nên thuyết phục, tôn trong người học, phát huy tính tích cực của học sinh, vai trò tự quản của tập thể lớp.
+ Kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, đánh giá sự phát triển nhân cách của học sinh. Từ đó chỉ đạo sự học tập, rèn luyện của học sinh tốt hơn.
+ GVCN cùng GV bộ môn giúp hiệu trưởng xếp loại học lực và hạnh kiểm cho học sinh. Việc xếp loại phải khách quan, toàn diện, hệ thống, công khai và căn cứ theo tiêu chuẩn của Bộ, Sở GD - ĐT
2. GVCN là cầu nối giữa hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, các tổ chức trong nhà trường với học sinh và tập thể HS
- GVCN truyền đạt và đề bạt những vấn đề cần thiết trong công tác GD học sinh cho nhà trường.
- GVCN truyền đạt cho học sinh những yêu cầu, nội quy, quy chế, kế hoạch, chủ trương chính sách của nhà trường, của ngành đến tập thể lớp và từng học sinh. Sự truyền đạt đó không chỉ ra lệnh mà bằng thuyết phục, giải thích của GVCN để học sinh tự giác, tự nguyện những mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục.
- GVCN có khả năng cụ thể hóa chủ trương, kế hoạch của nhà trường thành nguyện vọng và chương trình hành động của tập thể lớp và học sinh
- GVCN là người tập hợp ý kiến và hiểu rõ nguyện vọng của học sinh để phản ánh với hiệu trưởng, với giáo viên bộ môn và các tổ chức giáo dục trong nhà trường.
- Thường xuyên tiếp nhận thông tin và giải quyết sự việc trong phạm vi cho phép để giáo dục học sinh.
- Phải hiểu được tâm tư, nguyện vọng của học sinh, giải tỏa được những băn khoăn, vướng mắc của học sinh.
- GVCN phải bảo vệ mọi quyền lợi của học sinh, góp phần thực hiện các điều khoản của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền trẻ em, Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em của nước t
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 961
⬇ Lượt tải: 19