Mã tài liệu: 219155
Số trang: 84
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,312 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỤC LỤC
Phần mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . .trang 1
Phần nội dung. . . . . . . . . . . . . . . . . trang 9
Chương I. Cơ sở lý luận . . . . . . . . . . . trang 9
Chương II. Vài nét về tác giả, tác phẩm . . . . . trang 12
1 Các tác giả .trang 12
2 Tác phẩm . . . .trang 14
Chương III. Nghệ thuật miêu tả xung đột giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng . .trang 25
1. Những tiền đề nảy sinh xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng trang 25
1.2 Hiện thực xã hội phong phú, phức tạp thời Mãn Thanh .trang 25
1.2 Sự phát triển của tư tưởng dân chủ tự do trang 26
2. Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng .trang 27
2.1 Xây dựng hệ thống yếu tố làm nổi bật xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật
phụ nữ quý tộc tài hoa .trang 27
2.1.1 Yếu tố tương đồng trang 27
2.1.2 Yếu tố tương phản trang 32
2.2 Độc thoại nội tâm, đối thoại bộc lộ xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật
phụ nữ tài hoa . .trang 46
2.3 Mượn lời nhận xét của nhân vật khác để miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai
kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa . .trang 49
2.4 Những bài thơ bộc lộ xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc
tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng . .trang 53
3. Kết quả, ý nghĩa của những xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý
tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng . . .trang 58
Kết luận . .trang 61
Phụ lục
Phác thảo chân dung các nhân vật nữ chính trong Hồng lâu mộng . .trang 63
Tài liệu tham khảo .trang 79
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Người Trung Hoa có câu rằng “Khai đàm bất thuyết Hồng lâu mộng, độc
tận thi thư diệc uổng nhiên !” (mở miệng mà không nói chuyện Hồng lâu mộng thì
đọc hết cả sách vở cũng vô ích). Ở Trung Quốc, có một chuyên ngành nghiên cứu
Hồng lâu mộng - gọi là Hồng học, có lẽ trên thế giới chỉ có Shakespeare và
Sholokhov là có vinh dự lớn lao như thế vì có Shakespeare học và Sholokhov học
Điều đó cho thấy ảnh hưởng xã hội rộng lớn của Hồng lâu mộng. Và ảnh hưởng
của Hồng lâu mộng không chỉ dừng lại trong biên giới Trung Hoa, tính đến nay
trên thế giới đã có ít nhất 16 thứ ngôn ngữ khác nhau như Anh, Pháp, Nga, Đức,
Nhật, Italia, Hungari, Hà Lan, Rumani, Triều Tiên, Việt Nam dịch toàn văn hoặc
trích dịch Hồng lâu mộng. Bách khoa toàn thư Pháp đánh giá Hồng lâu mộng là
một tấm gương của xã hội Trung Quốc thế kỉ XVIII, là một cột mốc lớn trên văn
đàn thế giới” ( Tào Tuyết Cần. 1996. Tr.17). Ở Việt Nam hiện nay, Hồng lâu mộng
được giảng dạy và nghiên cứu trong các trường Đại học, Cao đẳng như một nội
dung quan trọng của bộ môn văn học Trung Quốc.
Tác giả chính của Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần, giống như phần lớn các
nhà văn lớn Trung Hoa trong lịch sử, viết văn là để giải toả nỗi niềm cô phẫn, là để
ký thác những suy tư về con người và thời đại. Vì thế có thể xem Hồng lâu mộng là
sự thể hiện tư tưởng thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội
phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều truyền thống đã ăn sâu bén rễ hàng
ngàn năm, đòi tự do yêu đương, đòi giải phóng cá tính, đòi tự do bình đẳng, khát
khao một cuộc sống lý tưởng Trong Hồng lâu mộng, những khát vọng sâu xa của
con người thời đại và sự biểu hiện nó ra một cách nghệ thuật đã có một cuộc hẹn
hò tuyệt diệu. Nhận xét về nghệ thuật văn chương Hồng Lâu Mộng, Hồng Thu
Phiên trong Hồng lâu mộng quyết vi đã viết “Hồng lâu mộng lập ý mới, bố cục
khéo, từ ngữ đẹp, đầu mối rõ, khởi kết kì, đan cài diệu, miêu tả thật, sắp xếp tài, kể
việc thực, nói tình thiết, đặt tên sát, dùng bút kín, cái tài tình không kể xiết ”
( Tào Tuyết Cần. 1996. Tr.12). Còn Thôi Đạo Di thì lại nhận xét “đối với tôi không
có một tác phẩm văn học nào có thể so tài với Hồng lâu mộng về cách sáng tạo câu
chuyện và nhân vật chân thật, sống động, bền bỉ . Có thể nói, đọc Hồng lâu mộng
không chỉ khiến chúng ta hiểu lịch sử mà còn giúp chúng ta hiểu hiện thực cuộc
sống”. (Phan Thanh Anh. 2006. Tr.131).
Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của Hồng lâu mộng là
nghệ thuật xây dựng nhân vật. Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có tính cách riêng
không ai giống ai. Có thể nói Hồng lâu mộng đã miêu tả hàng trăm trạng thái tâm
lý của con người, không chỉ miêu tả sự suy tàn của xã hội phong kiến mà còn lột tả
những tâm trạng buồn thương cho thân phận con người. Đáng chú ý ở đây là nghệ
thuật xây dựng hình tượng nhân vật phụ nữ. Chính tác giả đã tỏ bày trong hồi 1 của
tác phẩm “Nay tôi sống cuộc đời gió bụi, không làm nên được trò trống gì. Chợt
nghĩ đến những người con gái ngày trước cùng sống với tôi, so sánh kỹ lưỡng thấy
sự hiểu biết và việc làm của họ đều hơn tôi. Tôi đường đường là bậc tu mi; lại chịu
kém bạn quần thoa, thực đáng hổ thẹn! Bây giờ hối cũng vô ích, biết làm thế nào!
Tôi nghĩ trước kia được ơn trời, nhờ tổ, mặc đẹp ăn ngon mà phụ công nuôi dạy
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 2
của mẹ cha, trái lời răn bảo của thầy bạn, đến nỗi ngày nay một nghề cũng không
thành, nửa đời long đong, nên muốn đem những chuyện đó chép thành một bộ sách
bày tỏ với mọi người. Tôi biết rằng tôi mang tội nhiều. Nhưng trong khuê các còn
biết bao người tài giỏi, tôi không thể nhất thiết mượn cớ ngu dại muốn che giấu lỗi
của mình, để cho họ bị mai một. Cho nên, đám cỏ lều tranh, giường tre bếp đất,
cùng cảnh gió sớm trăng chiều, sân hoa thềm liễu, đều thúc giục thực hiện lòng
mong ước dùng bút mực viết ra lời ”. Trong suốt chiều dài Hồng lâu mộng, ta
luôn bắt gặp bóng dáng những người phụ nữ mà cuộc đời, số phận họ đã được dự
báo, tóm tắt trong hồi thứ 5 của tác phẩm. Ẩn đằng sau hình tượng xinh đẹp ấy là
sự xung đột tư tưởng giữa các nhân vật phụ nữ được miêu tả đậm nét và giàu ý
nghĩa.
Thế nhưng, những vấn đề ấy không phải bao giờ cũng được đánh giá xác
đáng. Xuất phát từ niềm đam mê Hồng lâu mộng, chúng tôi quyết định chọn đề tài
“Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng”, với mong muốn khám phá phần nào ý nghĩa
và giá trị to lớn của tác phẩm để từ đó có một cái nhìn toàn diện hơn về thiên tiểu
thuyết tuyệt diệu này. Cũng hy vọng rằng đề tài này sẽ tiếp thêm lửa trong trái tim
của những ai đã từng yêu mến Hồng lâu mộng và thắp lên ngọn lửa yêu thích trong
trái tim những ai chưa một lần đọc Hồng lâu mộng. Như con ong làm mật cho đời,
chúng tôi mong công trình nhỏ bé này sẽ góp thêm một tiếng nói trên diễn đàn
Hồng học đang tưng bừng rộn rã
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 696
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 1002
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 683
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16