Mã tài liệu: 245067
Số trang: 73
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 424 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều
thuận lợi để phát triển công nghiệp. Các khu công nghiệp Đồng Nai đã và đang
khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã
hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung, góp phần đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai nhìn chung
qua từng năm đều có sự gia tăng và ổn định, góp phần quan trọng vào tăng
trưởng kinh tế cao của tỉnh. Trong giai đoạn 1991 - 2000, Đồng Nai vẫn liên tục
giữ được tốc độ phát triển kinh tế bình quân 12,9%/năm. Đến giai đoạn 2001 –
2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội
tỉnh Đảng bộ đề ra : năm 2001 tăng 11,2%, năm 2002 tăng 12,2%, năm 2003
tăng 12,9%, năm 2004 tăng 13,56% (mục tiêu bình quân 5 năm 2001 – 2005 tăng
từ 10 – 12%), GDP bình quân đầu người đến năm 2004 đạt 699 USD/người/năm.
Phát triển khu công nghiệp được xác định là nhiệm vụ trọng điểm của kinh
tế địa phương, là chiến lược mũi nhọn để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá của tỉnh. Nếu so sánh với hệ thống khu công nghiệp cả nước (năm 2004) thì
số lượng khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai chiếm 15%, diện tích chiếm 24%,
số dự án chiếm 21%, vốn đầu tư chiếm đến 31% và lao động chiếm khoảng
30%. So với các tỉnh, thành có khu công nghiệp, Đồng Nai có số lượng, diện
tích khu công nghiệp nhiều nhất, tốc độ phát triển nhanh nhất, thu hút vốn đầu
tư, số dự án và số lao động lớn nhất.
Bên cạnh những kết quả đạt được là khá tốt, vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại
nảy sinh trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác các
khu công nghiệp, còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định vì phát triển nhanh sẽ kèm
theo những hậu quả về môi trường, về xã hội không chỉ cho tỉnh Đồng Nai mà
còn ảnh hưởng đến các địa phương lân cận trong vùng kinh tế và cả nước. Do đó
cần cải tiến, khắc phục để thu hút đầu tư và phát triển ổn định, tận dụng được lợi
thế sẵn có một cách triệt để hơn.
Từ nhận xét tầm quan trọng của vấn đề phát triển các khu công nghiệp tỉnh
Đồng Nai, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại
tỉnh Đồng Nai đến năm 2010” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
Vấn đề cơ bản mà luận văn muốn giải quyết là trên cơ sở những lý luận,
phân tích đánh giá hiện trạng hoạt động của các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
trong những năm gần đây, rút ra những thành tựu và các tồn tại, hạn chế trong
quá trình phát triển, tìm ra các nguyên nhân để đưa ra các giải pháp khả thi
nhằm phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2010.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng xây dựng và phát triển các khu
công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai từ 1991 đến nay, trong đó chủ yếu tập trung vào
những năm gần đây.
- Luận văn nghiên cứu giới hạn trong phạm vi 23 khu công nghiệp ở tỉnh
Đồng Nai được quy hoạch đến năm 2010 và có xem xét so sánh với cả
nước.
4. Điểm mới của đề tài :
- Xem xét một cách tổng hợp những vấn đề trong và ngoài khu công nghiệp
tỉnh Đồng Nai trong mối tương quan với các khu công nghiệp cả nước.
- Xây dựng được những giải pháp cụ thể đáp ứng yêu cầu phát triển các
khu công nghiệp Đồng Nai trong thời kỳ từ nay đến năm 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài :
Luận văn dựa trên cơ sở những phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử và sử dụng các phương pháp nghiên cứu như mô tả,
thống kê, sử dụng lý thuyết hệ thống, phân tích, so sánh và tổng hợp.
6. Kết cấu của Luận văn :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung
của Luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về khu công nghiệp
Chương 2 : Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
Chương 3 : Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng
Nai đến năm 2010
Vấn đề phát triển khu công nghiệp ở nước ta nói chung và tại tỉnh Đồng
Nai nói riêng còn mới mẻ, do vậy luận văn không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong nhận được sự cảm thông và đóng góp ý kiến của qúy Thầy, Cô
trong hội đồng đánh giá, của các chuyên gia, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn
được hoàn thiện hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 238
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16