Mã tài liệu: 285413
Số trang: 62
Định dạng: zip
Dung lượng file: 237 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Các học thuyết về quản lý và sử dụng lao động
Lao động là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Lao động luôn được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, đối với việc sáng tạo và sử dụng các yếu tố khác của quá trình sản xuất. Do đó, lao động là nhân tố có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiệ các mục tiêu của doanh nghiệp.
Do lao động có ý nghĩa quan trọng như vậy nên vấn đề quản trị và sử dụng lao động sao cho có hiệu quả cũng rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Đặc biệt là vấn đề quản trị lao động vì mỗi cá nhân là một thế giới riêng, họ khác nhau về năng llực làm việc, về thể lực, trí lực, hoàn cảnh... Hoạt động của con người không tuân theo một qui luật cố hữu mà có sự biến đổi theo không gian, thoì gian và điều kiện sinh hoạt xã hội.
Có rất nhiều học thuyết về quản trị và sử dụng lao động nhưng hai học thuyết có ảnh hưởng lớn đến quả trình quản trị lao động trong doanh nghiệp là học thuyết của Taylor và Mayo.
1.1 Học thuyết cue F.W.Taylor.
Taylor (1856 - 1915) là một kỹ sư người Mỹ. Ông được thế giới Phương tây đánh giá là "cha đẻ" của quản trị học hiện đại, là người mở ra kỷ nguyên vàng trong công tác quản trị. Ông là người xây dựng nên một phương pháp quản trị được sử dụng làm cơ sở cho việc quản trị lao động trong các doanh nghiệp Âu Mỹ.
Taylor có những đánh giá tiêu cực về con người. Ông nhìn nhận rằng: Con người như một công cụ lao động và về bản chất đa số con người không muốn làm việc. Cái họ quan tâm là họ kiếm được những gì chứ không phải là công việc họ làm. Rất ít người muốn và có thể làm những công việc đòi hỏi tính sáng tạo độc lập và tự kiểm soát. Do đó ông cho rằng chính sách quản trị phải thúc đẩy con người làm việc bằng cách phân chia công việc một cách khoa học chuyên môn hoá cá thao tác của người lao động và buộc họ phải làm theo dây truyền dưới sự giám sát chặt chẽ. Đồng thời các định mức lao động cũng được xây dựng dựa trên sức làm việc của những người khoẻ mạnh có năng suất cao và bắt buộc người khác tuân theo.
Từ những quan niệm trên Taylor đã đưa ra bốn nguyên tắc quản trị cơ bản sau:
- Thứ nhất: Nhà quản trị phải am hiểu khoa học về lao động bố trí lao động một cách hợp lý.
- Thứ hai: Nhà quản trị phải lựa chọn con người lao động một cách khoa học và đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp cho họ để họ phát huy đầy đủ khả năng của mình.
- Thứ ba: Nhà quản trị phải kết hợp chặt chẽ với người lao động để đảm bảo việc họ thực hiện công việc theo đúng căn cứ khoa học đã định.
- Thứ tư: Công việc và trách nhiệm của người quản trị và người lao động được phân chia như nhau.
Có thể thấy quan điểm quản trị của Taylor có ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Đã biết sử dụng các phương pháp khoa học trong tính toán định mức và tổ chức lao động nên năng suất lao động tăng một cách nhanh chóng. Hơn nữa với bốn nguyên tắc quản trị trên ta thấy rằng ông đặc biệt chú trọng tới công tác lưa chọn và đào tạo người lao động. Có thể thấy là trong dây chuyền sản xuất, nếu người lao động.
- Hạn chế: Taylor đã không nhìn nhận được vai trò tích cực cũng như chủ động của con người trong lao động. Việc đánh giá không đúng khả năng cũng như thiếu tôn trọng đối với người lao động có thể sẽ làm thui chột tài năng và làm giảm nhiệt tình của họ đối với công việc. Đặc biệt là việc chuyên môn hoá từng thao tác lao động, cố định vị trí lao động và những định mức quá cao sẽ tạo ra sự trì trệ trong suy nghĩ người lao động,
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16