Mã tài liệu: 296149
Số trang: 121
Định dạng: rar
Dung lượng file: 909 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
[FONT=Times New Roman] 1. Lý do chọn đề tài
1.1 Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại từ
sau Cách mạng tháng Tám. Ông thuộc số ít nhà văn sớm xác định cho mình
một quan niệm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò của Văn học và trách nhiệm
của nhà văn. Ông cũng thuộc số ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ và
luôn có mặt ở những nơi "mũi nhọn" của cuộc sống. Bám sát từng bước đi của
đời sống với niềm hứng thú đặc biệt hướng vào "cái hôm nay" để nghiên cứu,
phân tích và đối thoại, sáng tác của Nguyễn Khải vừa nóng hổi tính thời sự
vừa có tầm khái quát về nhiều vấn đề thiết cốt đặt ra từ đời sống Xã hội và con
người đương thời. Tác phẩm của ông, vì thế, luôn được giới nghiên cứu phê
bình quan tâm luận bàn và đông đảo bạn đọc hào hứng đón nhận. Đúng như ý
kiến của Vương Trí Nhàn trong Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải:
"Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu thời đại. Sáng tác của ông luôn
luôn đánh dấu những biến chuyển của xã hội. Với cuộc cách mạng này,
những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng
chứng, một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời đại với
tất cả những cái hay cái dở của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc
Nguyễn Khải" [32, tr.61]. Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và
óc phân tích sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến cho người đọc những trang
văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con người đương thời.
Nguyễn Khải sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, ký,
tạp văn và đều có những tác phẩm có giá trị ở tất cả các thể loại đó.
Trong nửa thế kỷ cầm bút, ông để lại cho đời khoảng bảy chục truyện
ngắn. Sự kết tinh nghệ thuật và độ "chín" của văn nghiệp Nguyễn Khải được
ghi nhận rõ rệt nhất là ở những truyện ngắn ông viết thời kỳ đổi mới. Làm nên
đặc sắc riêng của thế giới nghệ thuật Nguyễn Khải trong truyện ngắn thời kỳ
đổi mới là hình tượng tác giả. Hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra
trong tác phẩm một cách đặc biệt. Nhà thơ Đức I.W.Goethe nói: "Mỗi nhà
văn, bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của
mình một cách đặc biệt". Viện sĩ Nga V.Vinôgrađôp đã khẳng định: "Hình
tượng tác giả là cơ sở, là trung tâm của phong cách ngôn ngữ". Việc nghiên
cứu hình tượng tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là một
hướng tiếp cận Văn học từ phương diện thi pháp. Cách tiếp cận này giúp
chúng ta có thêm một góc nhìn mới để phát hiện và khám phá vào chiều sâu
tác phẩm của Nguyễn Khải.
Nguyễn Khải và các truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới đã được tìm
hiểu nghiên cứu ở một số phương diện. Song chưa có một chuyên luận nào đi
sâu nghiên cứu hình tượng tác giả - một trong những phương diện quan trọng
của thi pháp Nguyễn Khải. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong truyện
ngắn của ông thời kỳ đổi mới là một việc làm cần thiết, góp phần thiết thực
vào việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải và làm sáng rõ hơn
những đóng góp của nhà văn đối với nền Văn học nước nhà.
1.2. Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn có tác phẩm được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trong chương trình Sách giáo khoa cũ
ông có truyện ngắn Mùa lạc và trong chương trình Sách giáo khoa mới ông
có truyện ngắn Một người Hà Nội. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong
truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới càng có ý nghĩa thiết thực trong
việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những tác phẩm của ông ở nhà trường
phổ thông.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ. NGUYỄN
KHẢI VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1. Lý thuyết về hình tượng tác giả
1.1.1. Tác giả và hình tượng tác giả trong Văn học
1.1.1.1. Khái niệm tác giả Văn học
1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong Văn học
1.1.1.3. Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác giả trong Văn học
1.1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hình tượng tác . 22
1.1.2.1. Ý nghĩa lý luận
1.1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
1.2. Nguyễn Khải và truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới
1.2.1. Vài nét về Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn
1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới
Chương 2: CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN KHẢI THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2.1. Cái nhìn hiện thực tỉnh táo
2.2. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế
2.3. Cái nhìn giàu tính phân tích
Chương 3: GIỌNG ĐIỆU VÀ SỰ TỰ THỂ HIỆN CỦA TÁC GIẢ
THÀNH HÌNH TƯỢNG
3.1. Giọng điệu trần thuật - nét đặc sắc của hình tượng tác giả trong
truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới
3.1.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ
3.1.2. Giọng điệu hài hước, hỏm hỉnh, tự trào
3.1.3. Giọng điệu tranh biện
3.1.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý
3.2. Sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng
3.2.1. Lối trần thuật ở ngôi thứ ba
3.2.2. Lối trần thuật ở ngôi thứ nhất
KẾT LUẬN.112
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 159
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 224
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 236
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 2256
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16