Mã tài liệu: 290357
Số trang: 33
Định dạng: zip
Dung lượng file: 322 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(GIAI ĐOẠN 1986-2007)
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế. Mặt lượng của sự phát triển bao hàm nghĩa sự gia tăng về quy mô thu nhập và tiềm lực của nền kinh tế còn sự thay đổi về chất bao gồm quá trình thay đổi cấu trúc bên trong của nền kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế) và sự tiến bộ xã hội.
I. Mô hình phát triển toàn diện – sự lựa chọn của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế:
Mặc dù Việt Nam đã dành được những thành tựu nhất định trong nhiều lĩnh vực từ thập niên 90 của thế kỷ thứ 20, tuy vậy, bước vào thời kỳ chiến lược 2001-2010, chúng ta vẫn bị đánh giá là có nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nếu so sánh với sự phát triển vượt trội của các nước trong khu vực, khoảng cách tuyệt đối về thu nhập bình quân trên đầu người của Việt nam ngày càng xa so với họ. Vì vậy, yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh đã trở thành bức xúc, hàng đầu để thực hiện mục tiêu phát triển. Thực hiện tăng trưởng nhanh mới có thể kéo nước ta ra khỏi danh sách các nước nghèo, kém phát triển, và chống tụt hậu xa hơn, thu hẹp dần khoảng cách phát triển so với các nước xung quanh. Hơn thế nữa, thế kỷ 21, tình hình về kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi, mở cửa, hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng rộng rãi đã cho phép chúng ta có thể sử dụng được những lợi thế của các nước đi sau để khắc phục những rào cản thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh trong nhiều năm qua như sự thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu lao động tay nghề và thiếu thị trường tiêu thụ cũng như cung cấp sản phẩm. Mặt khác, con đường mà Việt nam lựa chọn trong thời kỳ đổi mới kinh tế là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khía cạnh “xã hội chủ nghĩa” đặt
yêu cầu tiến bộ và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Quan tâm đến tiến bộ và công bằng xã hội chính là mặt văn hóa của của sự phát triển mà chúng ta theo đuổi phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa và nó chính là một phần của mô hình phát triển đất nước.
Những luận cứ nói trên cho thấy mô hình phát triển kinh tế việt nam lựa chọn hiện nay là mô hình phát triển toàn diện. Nội dung chính của mô hình này là thực hiện việc kết hợp tăng trưởng kinh tế nhanh với công bằng xã hội ngay từ đầu và trong toàn tiến trình phát triển.. Mục tiêu về kinh tế đạt được đó là sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh năng nợ nần lớn cho thế hệ mai sau. Mục tiêu về xã hội là đạt được kết quả cao tong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng nghèo đói và hạn chế khoảng cách giầu nghèo giữa các tầng lớp, các nhóm dân cư trong xã hội, nâng cao mức công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và các thế hệ , duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần . Mục tiêu về môi trường là khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, thực hiện việc tái sinh tài nguyên và chống ô nhiễm môi trường
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 159
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 175
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 35
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 260
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16