Mã tài liệu: 298117
Số trang: 55
Định dạng: zip
Dung lượng file: 424 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỤCLỤC
LỜINÓIĐẦU 3
LỜICẢMƠN 6
Chương I - CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCHCHIPHÍ- LỢIÍCH(CBA) ĐỐIVỚIGIẢMTHIỂUÔNHIỄM 7
I-KHÁINIỆMCBA: 7
1.1-Khái niệm CBA: 7
1.2. Nội dung của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích: 8
1.2.1-Các bước tiến hành 8
1.2.2- Các hạn chế của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích 13
1.2.2.1- Hạn chế về mặt kỹ thuật của CBA 13
1.2.2.2- Các mục tiêu ngoài tính hiệu quả mà nó liên quan tới 13
1.2.3- Những biện pháp khắc phục hạn chế của CBA. 13
1.2.3.1- Biện pháp khắc phục những hạn chế kỹ thuật của CBA 13
1.2.3.2- Biện pháp khắc phục những mục tiêu ngoài tính hiệu quả mà nó liên quan đến 14
II- PHÂNTÍCHTÀICHÍNH- PHÂNTÍCHKINHTẾXÃHỘIVÀPHÂNTÍCHKỸTHUẬTCỦADỰÁN. 16
2.1- Phân tích tài chính- phân tích kinh tế xã hội của dựán: 16
2.2- Phân tích kỹ thuật của dựán: 17
2.3- Sự khác biệt giữa phân tích tài chính- kinh tế xã hội với phân tích kỹ thuật: 17
III- CÁCCHỈTIÊUSINHLỜICỦADỰÁN 18
3.1- Giá trị hiện tại ròng (NPV) 18
3.2- Lợi nhuận tương đối của dựán (BCR) 20
3.3- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nội bộ (IRR) 21
IV-KINHNGHIỆM SỬ DỤNG CBA TRONG PHÂN TÍCH ĐÁNHGIÁYẾUTỐMÔITRƯỜNG 22
Chương II- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHÁTTRIỂNTẠICÔNGTYPHÂNLÂNVĂNĐIỂN 25
I-TỔNGQUANVỀCÔNGTYPHÂNLÂNVĂNĐIỂN 25
1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 25
1.2-Đặc điểm trang thiết bị, lao động, nguyên liệu sản xuất kinh doanh 27
1.2.1- Đặc điểm trang thiết bị. 27
1.2.2- Đặc điểm về lao động 28
1.2.3- Đặc điểm nguyên liệu sản xuất 28
1.3- Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 30
II- CÔNGNGHỆSẢNXUẤTPHÂNLÂN 31
2.1- Dây chuyền công nghệ sản xuất phân lân nung chảy 31
2.1.1-Sơđồ công nghệ sản xuất phân lân nung chảy 31
2.1.2- Quá trình sản xuất phân lân nung chảy. 33
2.1.3- Nguồn gây ô nhiễm 35
2.2- Dây chuyền công nghệ sản xuất phân lân nung chảy tại lò cao. 36
2.2.1- Sơđồ công nghệ sản xuất phân lân tại lò cao. 36
2.2.2- Quá trình sản xuất phân lân nung chảy tại lò cao. 36
III- ĐÁNHGIÁTÁCĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNGDO HOẠ TĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNGTY 37
3.1- Tác động tới môi trường không khí 37
3.1.1- Tác động của tiếng ồn 37
3.1.2- Tác động của khí thải 38
3.2- Tác động của nước thải tới môi trường. 38
3.3- Tác động của chất thải rắn tới môi trường 39
3.4- Tác động tới sức khoẻ cán bộ công nhân viên 40
3.5- Tác động tới người dân quanh vùng 40
Chương III- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾCHO GIẢM THIỂU ÔNHIỄM (XỬLÝNƯỚCTHẢI) ỞCÔNGTYPHÂNLÂNVĂNĐIỂN 41
I-GIỚITHIỆUVỀDÂYCHUYỀNCÔNGNGHỆXỬLÝNƯỚCTHẢIMỚI 41
1.1- Sơđồ công nghệ: Phương pháp bể lắng 41
1.2- Chu trình hoạt động của công nghệ xử lý nước thải. 42
1.3- Chất lượng nước đạt được sau khi qua xử lý: 42
II- CÁCCHIPHÍCỦACÔNGNGHỆSỬLÝ 43
2.1- Tổng chi phí ban đầu(C0): 43
2.2- Chi phí vận hành bảo dưỡng hàng năm (Ct): 43
2.3- Chi phí khấu hao tài sản cốđịnh: 44
III- LỢIÍCHMANGLẠITỪVIỆCXỬLÝNƯỚCTHẢI 44
3.1- Lợi ích sức khoẻ của người dân 44
3.2- Lợi ích của việc sử lý nước thải đối với Công ty 48
IV- ĐÁNHGIÁHIỆUQUẢVỀMẶTKINHTẾ- XÃHỘIVÀMÔITRƯỜNGCỦAPHƯƠNGÁNXỬLÝNƯỚCTHẢI 48
4.1- Sử dụng các chỉ tiêu đểđánh giá phương án đầu tư về mặt xã hội 48
4.1.1- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng 48
4.1.2- Sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối của dựán (CBR) 49
4.2- Đánh giá hiệu quả dựán đối với môi trường xung quanh Công ty 50
KẾTLUẬNCHUNG 51
TÀILIỆUTHAMKHẢO 53
LỜINÓIĐẦU
Đểđưa đất nước phát triển sánh kịp cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu của nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế là vấn đềô nhiễm môi trường đã vàđang trởthành thách thức và mối quan tâm của toàn nhân loại. Vì vậy, phải vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là một yêu cầu vàđòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước. Phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường luôn là ba nội dung không thể tách rời trong mọi hoạt động nhằm bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là sự cân đối cả ba phương diện: Kinh tế, xã hội, môi trường.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế Việt Nam từng bước đổi mới, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáđang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có những bước biến đổi tích cực, tăng trưởng kinh tế của nước ta liên tục tăng vào khoảng 7%. Với tốc độ tăng trưởng này đã dần thay đổi toàn cảnh kinh tế, xã hội đất nước. Các khu công nghiệp ngày càng một nhiều và mở rộng. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hứa hẹn một sự phát triển đầy triển vọng. Tuy nhiên, đồng thời với sự phảt triển đó, tình trạng xuống cấp về môi trường, mất đa dạng sinh học đang ngày một rõ nét, trạng thái cân bằng của môi trường dần bị phá vỡ. Ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao mà không ai hết chính con người gánh chịu nhưỡng hậu quảđó.
Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng, đó là yếu tố thiết yếu cho cuộc sống của nhân loại, nếu môi trường không được bảo vệ mà cứ dần bị phá huỷ, bịô nhiễm thì con người không có khả năng hay cơ hội nào để tồn tại và phát triển. Mặc dù thấy được vai trò, tầm quan trọng của nó nhưng trong hoạt động sản xuất của chung ta bằng cách này hay cách khác gây ra những tác động xấu cho môi trường, đe doạ cuộc sống không chỉ những người lao động trực tiếp sản xuất mà còn đối với những khu dân cư lân cận và chính nước thải, khí thải đó sẽ lan truyền tới đâu, mức độảnh hưởng rộng tới đâu là cả vấn đề lớn mà chúng ta cần phải quan tâm. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, vấn đềbảo vệ môi trường và yêu cầu có những giải pháp thiết thực để ngăn ngừa, xử lý các chất thải một cách hữu hiệu đang trở nên vô cùng bức bách.
Nhận thức được vấn đề này cùng với quá trình nghiên cứu thực tế của Công ty Phân lân Văn Điển, em thấy đây là một doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh phân lân là chủ yếu thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam, vì vậy nước thải chứa một lượng hoá chất là tương đối lớn nhưng Công ty có một hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn có thể thu hồi đến hơn 90% nước thải để tái sử dụng, hơn nữa công nghệ xử lý này lại do chính những kỹ sư của Công ty tự chế tạo ra nên đã tiết kiệm chi phí hàng tỷđồng cho nhà nước. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý bụi và xử lý chất thải rắn cũng được công ty quan tâm, công nghệ xử lý khí thải hiệu suất thu hồi bụi từ 80% đến 85% nhằm giảm tối đa bụi trước khi thải ra môi trường.
Vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu và phân tích thực tế em quyết định lựa chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển”.
Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất, lợi ích của công nghệ xử lý nước thải đem lại cho công ty, cho môi trường và cho dân cư quanh vùng.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tính toán lợi ích thu được từ công nghệ xử lý nước thải đối với công ty, với môi trường, đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, môi trường của phương án xử lý nước thải.
Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chếvề trình độ và thời gian tiếp cận nên em chỉ tập trung phân tích chi phí- lợi ích của phương án xử lý nước thải, phân tích chi phíđể xử lý nước thải và phân tích các lợi ích về sức khoẻ của những người lao động trực tiếp sản xuất và khu dân cư lân cận.
Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
Chương I- Cơ sở khoa học của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích (CBA ) đối với giảm thiểu ô nhiễm
Chương II- Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và phát thải gây ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển
Chương III- Phân tích hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm ở Công ty phân lân Văn Điển.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 16