Mã tài liệu: 246474
Số trang: 64
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 845 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
CHƯƠNG MỘT TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM
1.1 Đặc điểm sản phẩm thức ăn chăn nuôi . 5
1.2 Đặc điểm ngành chế biến thức chăn nuôi . 7
1.3 Vai trò chủ yếu ngành chế biến thức ăn chăn nuôi . 8
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
10
1.4.1 Nguyên liệu đầu vào . 10
1.4.2 Khách hàng và hành vi tiêu dùng . 11
1.4.3 Thiết bị và dây chuyền công nghệ 13
1.4.4 Nguồn nhân lực 15
1.4.5 Vai trò quản lý Nhà nước đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi . 16
CHƯƠNG HAI THỰC TRẠNG NGÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM
2.1 Các doanh nghiệp ngành chế biến thức ăn chăn nuôi 19
2.1.1 Cơ cấu và qui mô các doanh nghiệp 19
2.1.2 Sản lượng sản xuất và khả năng cung ứng thị trường. . 23
2.2 Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chế biến thức
ăn chăn nuôi Việt Nam . 24
2.2.1 Nguyên liệu đầu vào . 24
2.2.1.1 Khả năng cung ứng nguyên liệu . 24
2.2.1.2 Giá nguyên liệu 26
2.2.2 Thị trường và cơ cấu khách hàng 28
2.2.2.1 Khách hàng và năng lực thị trường . 28
2.2.2.2 Giá thức ăn chăn nuôi 31
2.2.3 Thiết bị và dây chuyền công nghệ 33
2.2.4 Nguồn nhân lực 34
2.2.5 Quản lý Nhà nước đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi 36
2.2.5.1 Thực trạng chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi . 36
2.2.5.2 Trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với chất lượng thức ăn chăn nuôi . 38
2.3 Đánh giá chung . 39
2.3.1 Cơ hội phát triển . 40
2.3.2 Những vấn đề tồn tại 41
CHƯƠNG BA GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
3.1 Quan điểm phát triển . 43
3.2 Mục tiêu phát triển . 44
3.3 Các giải pháp phát triển ngành chế biến thức chăn nuôi Việt Nam 45
3.3.1 Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu . 45
3.3.2 Giải pháp cải tiến và xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị . 52
3.3.3 Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực . 53
3.3.4 Giải pháp đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất . 54
3.3.5 Giải pháp thâm nhập và mở rộng thị trường 55
3.3.6 Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với thức ăn chăn nuôi 58
3.3.6.1 Giải pháp kiểm soát và định hướng phát triển các doanh nghiệp sản xuất
thức ăn chăn nuôi 58
3.3.6.2 Giải pháp kiểm soát và bình ổn giá thức ăn chăn nuôi . 60
3.3.6.3 Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về kiểm tra, kiểm soát chất lượng
nguyên liệu và sản phẩm thức ăn chăn nuôi . 61
3.4 Kiến nghị . 63
LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu đề tài
Chăn nuôi là ngành sản xuất nông nghiệp mang tính truyền thống và tồn tại rất lâu
đời ở nước ta. Tuy nhiên so với mặt bằng phát triển các nước trong khu vực, ngành sản
xuất chăn nuôi Việt Nam đang có sự tụt hậu rõ rệt. Sản phẩm chăn nuôi về căn bản chỉ
đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dung trong nước, chưa thể hiện được sức cạnh tranh trên
thị trường thế giới. Đánh giá về tiềm năng phát triển, có thể khẳng định rằng Việt Nam
là một quốc gia có điều kiện tự nhiên và địa lý rất thuận lợi cho sản xuất chăn nuôi,
như vậy sự tụt hậu của ngành suy cho cùng là do hình thức và phương pháp chăn nuôi
chưa được cải tiến, chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế vốn có cho nhu cầu phát
triển.
Điều đó đòi hỏi ngành sản xuất chăn nuôi trong nước phải có bước phát triển nhảy
vọt. Trong đó chuyển đổi hình thức chăn nuôi quảng canh, bán thâm canh truyền thống
sang hình thức chăn nuôi công nghiệp được coi trọng hàng đầu và là một bước thay
đổi tất yếu. Với xu hướng trên, sự phát triển đồng bộ của ngành sản xuất thức ăn chăn
nuôi là một điều kiện không thể thiếu đối với tiêu chí phát triển ngành nôngnghiệp nói
chung và ngành sản xuất chăn nuôi nói riêng. Bởi sản phẩm thức ăn công nghiệp là
nguyên liệu sản xuất chính của ngành chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
sản phẩm chăn nuôi và hiệu quả kinh tế của người sản xuất chăn nuôi.
Song một thực tế cho thấy, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt
Nam hiện nay đang phát triển một cách tự phát và thiếu tính đồng bộ.Trong xu thế hội
nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt đứng trước thềm gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế
Giới (WTO) đòi hỏi sản phẩm chăn nuôi Việt Nam phải đảm bảo các chỉ tiêu về chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sinh thái môi trường theo tiêu chuẩn Quốc
tế. Do vậy ngoài nỗ lực của ngành chăn nuôi, ngay từ bây giờ ngành chế biến thức ăn
chăn nuôi phải có định hướng phát triển một cách đồng bộ, bền vững và phù hợp với
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Đứng trước đòi hỏi cấp bách của nhu cầu phát triển ngành, tác giả chọn đề tài
“Giải pháp phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam” với nỗ lực
nghiên cứu và đưa ra các giải pháp mang tính cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn cao cho
quá trình phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn
nuôi Việt Nam và một số nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngành.
Trên cơ sở các thông tin đã được phân tích, đánh giá đưa ra các giải pháp phát triển
phù hợp với tiêu chí phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành sản xuất chăn nuôi
trong nước nói riêng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên phạm vi cả nước. Tuy
nhiên chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi các yếu tố ảnh hưởng đến hai loại sản
phẩm chính, có tính đặc trưng và ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của ngành là
thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sử dụng cho gia súc, gia cầm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng, lịch sử và phân tích
thống kê nhằm đưa ra các thông tin phục vụ cho việc xây dựng giải pháp phát triển, cụ
thể:
¾ Đánh giá, phân tích thực trạng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên cơ sở số liệu
thống kê và số liệu điều tra, quan sát.
¾ Dự báo nhu cầu thị trường nguyên liệu, sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo mục tiêu
phát triển đàn gia súc gia cầm và định mức chuyên ngành về tiêu hao thức ăn, tiêu
hao nguyên liệu sản xuất thức ăn.
¾ Dự báo khả năng cung ứng nguyên vật liệu trên cơ sở qui hoạch diện tích đất canh
tác nguyên liệu và năng suất ngành sản xuất nông nghiệp.
5. Kết cấu luận văn
Luận văn được trình bày làm ba chương gồm:
Chương một: Tổng quan ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam
Chương hai: Thực trạng ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam
Chương ba: Giải pháp phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam
Vì thời gian và qui mô nghiên cứu có hạn, đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi
thiếu sót. Mong quý Thầy Cô và bạn đọc đóng góp ý kiến nhằm xây dựng các giải
pháp phát triển mang tính thực tiễn cao hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 258
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17