Mã tài liệu: 298116
Số trang: 85
Định dạng: zip
Dung lượng file: 420 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞĐẦU
Mỏ than Cọc Sáu là một trong những mỏ than lộ thiên lớn của ngành Than Việt Nam. Sản lượng khai thác năm 2005 đạt hơn 100.000 tấn. Theo thiết kếđược duyệt thìđộ sâu đáy mỏ khu Tả Ngạn mỏ Cọc Sáu là mức –150, khu Thắng lợi –120 với trữ lượng công nghiệp còn lại trên 10 triệu tấn.
Hiện tại đáy móng khu Tả Ngạn mỏ Cọc Sáu đã khai thác xuống đến mức –150, trữ lượng than còn lại khoảng 500 ngàn tấn và dự kiến sẽ kết thúc khai thác khu Tả Ngạn mỏ Cọc Sáu vào mùa khô 2005-2006. Đồng thời khu moong Tả Ngạn sẽ trở thành bãi thải trong của mỏĐèo Nai và Cọc Sáu.
Theo các tài liệu địa chất mới lập: Báo cáo thăm dò khu Bắc phay B Tả Ngạn Cọc sáu do Công ty Phát triển Tin học, Công nghệ và Môi trường thực hiện năm 2000, Báo cáo thăm dò bổ sung khu giáp biên Đèo Nai-Cọc Sáu do Công ty Địa chất Mỏ lập năm 2003 đãđược Tổng Công ty than Việt Nam phê duyệt thì khu vực phía Bắc và dưới gầm moong Tả Ngạn Cọc Sáu trữ lượng than còn rất lớn trên 60 triệu tấn.
Đểđáp ứng nhu cầu tăng sản lượng chung của Tổng Công ty trong những năm tiếp theo, việc Đầu tư mở rộng sản xuất Công ty than Cọc Sáu là công việc rất cần thiết.. Đểđánh giá tác động của việc mở rộng khai thác than của Công ty trong thời gian tới đến chất lượng môi trường khu vực, từđó chủđộng có kế hoạch, biện pháp phòng tránh, hạn chế các tác động xấu đến môi trường tôi tiến hành nghên cứu đề tài: “Phân tích những tác động môi trường vàđánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của dựán cải tạo mở rộng khai thác kinh doanh than - mỏ than Cọc Sáu”.
Mục đích của đề tài là nhằmđánh giá, dự báo về các tác động tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn của dựán tới môi trường. Trên cơ sởđóđề xuất những biện pháp giảm thiểu (biên pháp quản lý) nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm nhẹ tới mức có thể những tác động tiêu cực của dựán. Đồng thời đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của dựán để từđó các nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn được phương án tối ưu vừa mang lại hiệu quả kinh tếđồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Đểđảm bảo được các yêu cầu trên, đề tài này được lập với các nội dung chính sau:
1. Đánh giá hiện trạng môi trường nơi thực hiện dựán:
- Môi trường tự nhiên:
+ Môi trường không khí
+ Môi trường nước
+ Môi trường đất
+ Động thực vật
- Môi trường kinh tế, xã hội.
2. Đánh giáđầy đủ các tác động của của hoạt động khai thác mỏ tới môi trường, kinh tế, xã hội. Xác định các yếu tố, nguồn gốc, mức độ tác động.
3. Đề xuất các biện pháp khắc phục:
- Bảo vệ môi trường không khí
- Bảo vệ nguồn nước: Ngăn ngừa nguồn nước thải làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt của người dân trong vùng. Đưa ra các phương án xử lý nước thải trước khi thoát nước ra môi trường tự nhiên.
- Bảo vệ thảm thực vật, đề xuất phương án khôi phục hệ thực vật sau khai thác.
- Biện pháp chống trôi lấp đất đá thải.
4. Phân tích hiệu quả kinh tế- môi trường của dựán.
B. KẾTLUẬN
Dựán cải tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty than Cọc Sáu mang lại những lợi ích thiết thực về mặt kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho CBCNV của mỏ, đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế chung của vùng. Tuy nhiên, hoạt động khai thác than trong khu vực cũng không thể tránh khỏi có những tác động nhất định tới môi trường như:
+ Tạo ra các nguồn ô nhiễm bụi, khíđộc, tiếng ồn từ quá trình khai thác, xúc bốc và vận chuyển than, đất đá thải.
+ Các tác động tới môi trường nước do nước mưa chảy tràn, nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.
+ Biến đổi cảnh quan thiên nhiên tại khu vực khai thác.
+ Gây tác động tới tài nguyên, thảm động thực vật, rừng, đất đai, sinh học, sức khoẻ con người.
+ Làm gia tăng các hoạt động rửa trôi xói mòn bề mặt trong khu vực khai trường.
+ Gia tăng nguy cơ xảy ra sự cố trong khai thác ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và các tác động tới môi trường do hoạt động khai thác than tạo ra Công ty than Cọc Sáu nói riêng và Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam nói chung cần có nhiều biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu ô nhiễm, quan trắc định kỳ và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để làm cơ sở xử lýô nhiễm môi trường.
CƠSỞDỮLIỆUSỬDỤNGTRONGĐỀTÀI
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường mỏ than Cọc Sáu đãđược Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê chuẩn theo quyết định số 2209/QĐ-BKHCNMT ngày 22 tháng 12 năm1999.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi Cải tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh – Công ty than Cọc Sáu.
- Báo cáo nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác phần trữ lượng than phía dưới đáy moong Tả Ngạn Cọc Sáu.
- Các báo cáo tổng hợp và thống kê tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty than Cọc Sáu.
- Các số liệu đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường tại khu vực khai thác và các vùng phụ cận chịu ảnh hưởng của khai thác than.
- Các tài liệu điều tra xã hội học khu vực
- Các tài liệu tham khảo có liên quan đến công trình và công nghệ xử lý giảm thiểu ô nhiễm.
- Giáo trình Kinh tế - quản lý môi trường.
- Số liệu khảo sát thực địa, tài liệu khí tượng thuỷ văn khu vực, tài liệu vềđịa lý tự nhiên, kinh tế-xã hội, các bệnh do ảnh hưỏng của môi trường trong cộng đồng khu vực.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 770
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16