Mã tài liệu: 281816
Số trang: 61
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,146 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh quanh răng là bệnh phổ biến trong các bệnh răng miệng, đứng hàng thứ hai sau bệnh sâu răng. Bệnh quanh răng (QR) có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, chính vì vậy mà hiện nay vẫn chưa có phương pháp phòng và chữa đặc hiệu, nên vẫn là nỗi lo của con người sau tuổi 35 .
Bệnh QR bao gồm hai loại tổn thương chính: tổn thương khu trú ở lợi và tổn thương toàn bộ tổ chức QR. Viêm quanh răng (VQR) là giai đoạn tiếp theo của viêm lợi khi tổn thương lan đến dây chằng QR, xương răng và xương ổ răng . Quá trình bệnh lý biểu hiện bằng tổn thương viêm và tổn thương thoái hoá. Bệnh tiến triển âm thầm, nặng lên bởi những đợt cấp, và cho tới nay nó vẫn là thách thức đối với Y học nói chung và chuyên ngành Răng Hàm Mặt nói riêng.
Gần đây theo những nghiên cứu về dịch tễ học của “Trung tâm quốc gia về thống kê sức khoẻ” (National Centre for Health Statistics-Mỹ), và những điều tra của “Viện quốc gia nghiên cứu nha khoa” (National Institute of Dental Research-Mỹ) cho thấy con người không ngang nhau trước bệnh QR. Tính mẫn cảm của mỗi người đối với bệnh QR dường như thay đổi tuỳ theo những yếu tố nguy cơ nào đang hoạt động .
Trong nghiên cứu một số lượng lớn các bệnh tổng quát được xem là “chỉ thị nguy cơ” (Risk indicator) của bệnh QR, Grossi và cộng sự đã kết luận rằng bệnh ĐTĐ thật sự là yếu tố nguy cơ có tác động mạnh tới sự phát sinh và phát triển của bệnh viêm quanh răng .
Những thay đổi trong kiến thức của chúng ta hiện nay về nguyên nhân của bệnh QR, cộng với sự hiểu biết về các yếu tố làm phát sinh và phát triển bệnh QR, đã thúc đẩy việc nghiên cứu sâu về các yếu tố nguy cơ đặc thù của bệnh QR , .
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về liên quan giữa bệnh QR và ĐTĐ, tuy nhiên ở Việt Nam các nghiên cứu sâu về vấn đề này còn ít được đề cập tới.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, để góp phần làm rõ thêm về mối quan hệ giữa bệnh QR và ĐTĐ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tình trạng quanh răng ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị nội trú tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai”.
Với mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng QR trên bệnh nhân ĐTĐ được điều trị nội trú tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai.
2. Nhận xét mối liên quan giữa các tổn thương vùng QR với thời gian phát hiện ĐTĐ ở nhóm bệnh nhân trên.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 871
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16