Mã tài liệu: 291837
Số trang: 77
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,169 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, song song với việc phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề môi trường nảy sinh và việc bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề riêng của một quốc gia mà là vấn đề toàn cầu.
Cùng với sự gia tăng dân số thì đòi hỏi việc quan tâm chăm sóc sức khoẻ con người càng nhiều. Mạng lưới y tế và bệnh viện càng phát triển. Hơn một thế kỷ qua khoa học y học đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và bệnh viện đã bước vào kỷ nguyên hiện đại hoá. Đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật và y học vào thực tiễn nhằm mục đích chữa trị, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng một cách có hiệu quả hơn. Tuy nhiên các hoạt động chăm sóc sức khoẻ không tránh khỏi việc phát sinh chất thải, trong đó có những chất thải nguy hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã nhấn mạnh cần phải xây dựng các chính sách quốc gia, các khung pháp lý, đào tạo nhân viên, đồng thời kêu gọi nâng cao nhận thức cộng đồng.
Các nước nghèo phát sinh ít chất thải hơn các nước giàu . Ở nước ta chất thải y tế phát sinh không nhiều nhưng nó là mối quan tâm lo lắng của mọi người. Do chất thải y tế có thể liệt kê vào trong những loại chất thải độc hại, đặc biệt là các bệnh nhiễm vi rút nghiêm trọng như HIV/AIDS và viêm gan B và C có thể lây nhiễm trực tiếp sang những người làm công tác chăm sóc sức khoẻ, quản lý chất thải và cả những người nhặt rác ở các bãi rác.
Ở Hoa Kỳ hàng năm số trường hợp bị nhiễm virus viêm gan B từ 162 321 người trong tổng 300.000 bệnh nhân là do tiếp xúc với công tác chăm sóc sức khoẻ. Năm 1992 Pháp có 8 trường hợp bị nhiễm HIV được xác định do lây nhiễm bệnh nghề nghiệp trong đó 2 người do xử lý trực tiếp chất thải .
Chất thải sinh ra từ các hoạt động của bệnh viên chủ yếu ở dạng rắn và lỏng, chúng chứa nhiều chất bẩn hữu cơ dễ phân huỷ, các vi sinh vật gây bệnh. Trong đó có nhiều loại vi khuẩn vi rút gây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các hoá chất dùng trong khám chữa bệnh ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy cần phải quản lý và xử lý tốt chất thải bệnh viên để tránh làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng nói riêng và môi trường nói chung.
Hiện nay cũng đã có nhiều bệnh viện lưu ý đến vấn đề này, song do nhiều nguyên nhân nên ở phần lớn các bệnh viện chất thải chưa được quản lý chặt chẽ và xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật. Đa số các bệnh viện chỉ mới quan tâm đến việc xử lý chất thải rắn (chủ yếu chất thải sinh hoạt), mà chưa quan tâm đến việc xử lý chất thải lỏng và chất thải rắn nguy hại như các bệnh phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, tạo điều kiện phát sinh và phát triển nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm đến sức khoẻ cộng đồng.
Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp của em, chỉ đề cập tới vấn đề nước thải của Bệnh viện Đa Khoa Thanh Nhàn. Nước thải từ bệnh viện chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, nếu không xử lý mà thải thẳng ra hệ thống sông, hồ… của thành phố sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm. Do đó, chúng ta phải tiến hành xử lý nước thải trước khi thải để đảm bảo chất lượng môi trường nước nói riêng và vệ sinh môi trường nói chung.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 756
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16