Mã tài liệu: 272767
Số trang: 48
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,054 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
ĐẶT VẤN ĐỀ
Basedow là một bệnh nội tiết thường gặp trong lâm sàng nội khoa đặc biệt là tại chuyên khoa nội tiết. đây là nguyên nhân thường gặp nhất (80 - 90%) của cường chức năng tuyến giáp. Basedow hiện nay được xác định là bệnh tự miễn dịch của cơ quan đặc hiệu, với những biểu hiện lâm sàng chính như các dấu hiệu của nhiễm độc giáp với bướu giáp lan toả, bệnh về mắt và bệnh về da do xuất hiện kháng thể kháng thụ thể (receptor) TSH (TSH receptor antibody – TRAb). Bệnh nhân thường đến khám và điều trị muộn khi bệnh đã biểu hiện rõ ràng và đã kèm theo biến chứng nặng nề về tim mạch, mắt, cơn cường giáp, suy kiệt... nên việc điều trị vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, của khoa học kỹ thuật, khả năng chẩn đoán sớm và chính xác, đồng thời nhận thức của người dân về bệnh cũng nâng cao hơn giúp cho chẩn đoán và điều trị bệnh ngày càng được cải thiện.
Hiện nay, những công trình nghiên cứu về tình hình bệnh Basedow ở Việt Nam còn chưa nhiều. Để góp phần tìm hiểu, nhận xét và đánh giá tình hình bệnh hiện nay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến chứng bệnh Basedow tại khoa Nội tiết - Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai trong 4 năm (1998 - 2001)" với mục đích:
1. Nhận xét về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Basedow tại khoa Nội tiết - Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai.
2. Tìm hiểu một số biến chứng thường gặp của bệnh.
KẾT LUẬN
1. Đặc điểm lâm sàng.
ã Bệnh thường gặp ở nữ: 72,96%, nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 41 - 50 tuổi (26,3%), tiếp theo là nhóm tuổi 51 - 60 tuổi (22,4%) và nhóm tuổi 31 - 40 tuổi (22,0%).
ã Triệu chứng lâm sàng hay gặp là:
+ bướu giáp (95, 91%).
+ mạch nhanh (91,82%).
+ gày sút cân (78,40%).
+ run tay (88,91%).
+ ra nhiều mồ hôi (77,63%).
+ sợ nóng (41,05%).
+ lồi mắt (38,52%).
+ co cơ mi trên (20,62%).
+ mất độ hội tụ nhãn cầu (8,17%).
2. Cận lâm sàng:
- Nồng độ T3 tăng: 90,90%.
- Nồng độ T4 tăng: 84,78%.
- Nồng độ FT4 tăng: 89,20%.
- Nồng độ TSH giảm: 95,82%.
3. Các biến chứng thường gặp.
Tỷ lệ bệnh nhân Basedow có biến chứng: 28,21%, trong đó:
ã Biến chứng tim: 97,93%.
- Cơn nhịp nhanh: 14,08%.
- Bloc nhĩ - thất: 14,08%
- Ngoại tâm thu: 7,04%.
- Rung nhĩ: 45,08%.
- Suy tim: 19,72%.
ã Lồi mắt ác tính: 0,69%.
ã Cơn nhiễm độc giá cấp: 1,38%.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 871
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 2029
⬇ Lượt tải: 42
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16