Mã tài liệu: 268725
Số trang: 7
Định dạng: zip
Dung lượng file: 51 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I. KHÁI QUÁT CHUNG.
Lực lượng vũ trang Việt Nam là quân đội gồm 3 bộ phận hợp thành với liên hệ chặt chẽ đó là: Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, và dân quân tự vệ. Bài thu hoạch này sẽ tập trung nghiên cứu về lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng đông đảo và rộng khắp nhất trong lực lượng vũ trang Việt Nam.
I.1. Khái niệm về dân quân tự vệ:
Theo điều 1 của Pháp lệnh dân quân tự vệ thì: Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lí và điều hành của Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo chỉ huy thống nhất của bộ trưởng Bộ quốc phòng và sự chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương.
Lực lượng này được tổ chức ở xã phường, thị trấn thì gọi là Dân quân. Được tổ chức ở các cơ quan Nhà Nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức Chính trị- xã hội thì gọi là Tự vệ.
Lực lượng dân quân tự vệ bao gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.
I.2. Lịch sử hình thành và phát triển:
Trong những năm 1930 - 1931, trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã xuất hiện các đội Tự vệ đỏ, đó là mầm mống của các lực lượng vũ trang cách mạng sau này của nhân dân ta.
Ngày 28 tháng 3 năm 1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng được tổ chức tại Ma Cao (Trung Quốc) đã thông qua “Nghị quyết về Đội tự vệ”. Nghị quyết xác định bản chất giai cấp, bản chất cách mạng của đội tự vệ, một tổ chức có tính chất nửa quân sự của quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là của công nông, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Thành phần là những người lao động nhiệt tình, cương quyết, không phân biệt gái, trai, hoặc dân tộc, từ 18 tuổi trở lên. Ngày 28 tháng 3 năm 1935 đã được công nhận là ngày truyền thống lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các đội du kích Bắc Sơn, du kích Ba Tơ cùng hàng ngàn đội tự vệ, tự vệ chiến đấu ở khắp các địa phương trên cả nước đã được thành lập và phát triển lên trong cao trào đấu tranh cách mạng chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, lực lượng tự vệ và tự vệ chiến đấu khắp Trung - Nam - Bắc đã đóng vai trò xung kích đắc lực cùng với Việt Nam giải phóng quân kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị của hàng triệu quần chúng vùng lên dùng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân trong phạm vi cả nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 982
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem