Mã tài liệu: 297579
Số trang: 113
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 838 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
MS: LVQLGD026
SỐ TRANG: 113
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2007
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài.
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện
Vĩnh Hưng sao cho có hiệu quả thiết thực nhằm từng bước nâng cao chất lượng giảng
dạy và học tập trong các trường là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn toàn
ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông,
sách giáo khoa mới và đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay nhằm phát huy năng
lực chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh.
Đây là một hoạt động quản lý của hiệu trưởng vô cùng khó khăn, phức tạp và
diễn ra trong một thời gian dài. Thế nhưng về mặt chuyên môn, người hiệu trưởng
quản lý hoạt động này chỉ được đào tạo một hoặc hai môn. Do đó, để có thể quản lý
tốt các hoạt động của tổ chuyên môn, người hiệu trưởng phải biết dựa vào những
cánh tay đắc lực của mình về chuyên môn ở nhà trường như: các phó hiệu trưởng, các
tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm.
Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS là một yêu cầu bắt buộc và hết sức
cần thiết, là một qui định trong điều lệ trường trung học do Bộ GD&ĐT ban hành
cũng như sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục nói riêng. Hiệu trưởng quản
lý hoạt động này còn nhằm quản lý giáo viên nhất là về chuyên môn nghiệp vụ, thực
hiện kế hoạch giảng dạy, năng lực sư phạm của giáo viên trong phạm vi từng tổ
chuyên môn. Cũng từ đây, nó sẽ phản ánh được các mặt hoạt động chuyên môn của
nhà trường, về chất lượng giáo dục và các mặt hoạt động khác.
Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong các trường sẽ phát huy
tinh thần nổ lực sáng tạo của giáo viên trong tập thể sư phạm, tính đoàn kết nội bộ,
năng lực điều hành hoạt động của tổ trưởng tổ chuyên môn cũng được phát huy, đồng
thời tạo một động lực thôi thúc giáo viên trong các tổ chuyên môn phát huy nhiều
sáng kiến, kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực giảng dạy và giáo dục.
Mặt khác, tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc góp phần bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên tại chỗ thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm các
tiết dạy, sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, hội giảng để nâng cao chất lượng dạy và
học của trường. Tuy nhiên, vấn đề quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường
THCS huyện Vĩnh Hưng sao cho có hiệu quả thiết thực để từng bước nâng cao chất
lượng giảng dạy và giáo dục trong các nhà trường THCS chưa được các cấp quản lý
của ngành giáo dục huyện Vĩnh Hưng tổng kết. Tổ trưởng tổ chuyên môn cũng chưa
được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý tổ chuyên môn một cách có hệ thống, vì vậy
trong những năm học trước đây hoạt động của các tổ chuyên môn của các trường
THCS chưa được đồng bộ, các nội dung hoạt động của các tổ chuyên môn chưa đi
vào chiều sâu, còn hạn chế trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc thực hiện chương
trình kế hoạch giảng dạy, bàn bạc thảo luận về đổi mới nội dung chương trình giáo
dục phổ thông, sách giáo khoa mới, soạn giảng, đổi mới phương pháp dạy học, phát
huy sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục của từng thành viên trong tổ
chuyên môn.
Hoạt động tổ chuyên môn có nề nếp và có chất lượng sẽ giúp hiệu trưởng nhà
trường lập lại trật tự, kỹ cương nề nếp trong lĩnh vực giảng dạy-giáo dục và nâng cao
hiệu quả quản lý, phát triển giáo dục phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng và
chính sách pháp luật của nhà nước.
Vì vậy, việc tổ chức nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý hoạt động tổ
chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An và
giải pháp” để nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
của hiệu trưởng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng giảng
dạy-giáo dục và học tập trong nhà trường là thật sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay
và đã được lãnh đạo Phòng giáo dục huyện Vĩnh Hưng ủng hộ, quan tâm, tạo điều
kiện thuận lợi.
Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn được đóng góp một phần thiết thực
vào sự nghiệp phát triển giáo dục THCS của huyện nhà.
2- Lịch sử nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài.
Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS là nội dung rất nhỏ được đề cập
rất sơ lược trong các chuyên đề bồi dưỡng cho hiệu trưởng.
Vấn đề quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS
huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An trong những năm học qua đã được hiệu trưởng các trường và Phòng Giáo dục đặc biệt quan tâm và là một trong những nhiệm vụ hàng
đầu trong nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng nhà trường trong giai đoạn toàn ngành
giáo dục thực hiện đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa
mới, đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay.
Tuy nhiên ở ngành giáo dục huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An đến nay chưa có
ai nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm đi sâu đến việc quản lý hoạt động tổ chuyên
môn của hiệu trưởng các trường THCS.
Chính từ thực tế trên, tác giả luận văn mong muốn rằng qua nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS
huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An và giải pháp” sẽ giúp hiệu trưởng các trường THCS
có được những biện pháp quản lý khoa học, có hiệu quả thiết thực và làm thay đổi
một số mặt hoạt động của các tổ chuyên môn ở các trường, có những giải pháp quản
lý hữu hiệu, khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường
THCS huyện Vĩnh Hưng – tỉnh Long An.
3- Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Đề tài thực hiện ở huyện Vĩnh Hưng-Tỉnh Long An.
- Chỉ nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động của các tổ chuyên
môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Hưng-Tỉnh Long An năm học
2005-2006.
- Nghiên cứu hoạt động của các tổ chuyên môn và việc quản lý của hiệu trưởng
về vấn đề này, trong đó quản lý của hiệu trưởng là trọng tâm.
4- Giả thuyết nghiên cứu.
- Chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chuyên môn ở các trường THCS
huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An còn có một số hạn chế. Mà một trong những nguyên
nhân của nó là do sự quản lý còn hạn chế của hiệu trưởng các trường THCS.
- Nếu thấy được những nguyên nhân cụ thể trong sự quản lý của các hiệu
trưởng đối với hoạt động các tổ chuyên môn thì có thể đề ra một số biện pháp cần
thiết và khả thi trên cơ sở vận dụng lý luận khoa học quản lý giáo dục và khai thác trí
tuệ của tập thể đồng nghiệp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự quản lý đó.
5- Mục đích nghiên cứu.
Việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng
các trường THCS huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An nhằm:
- Đánh giá đúng thực trạng hoạt động của các tổ chuyên môn, bao gồm hoạt
động của tổ trưởng chuyên môn, của giáo viên trong tổ và quản lý hoạt động tổ
chuyên môn của hiệu trưởng.
- Đánh giá đúng nguyên nhân của thực trạng trên, từ đó đề xuất một số giải
pháp quản lý của hiệu trưởng để việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn đi vào nề
nếp và đạt hiệu quả.
6- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Xác định một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tổ chuyên môn và việc
quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS huyện Vĩnh
Hưng, tỉnh Long An.
- Đề xuất các giải pháp quản lý của hiệu trưởng để nâng cao hiệu quả hoạt động
tổ chuyên môn.
- Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất.
7- Đối tượng và khách thể nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu:
-Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường
THCS huyện Vĩnh Hưng, Tỉnh Long An và giải pháp.
+ Khách thể nghiên cứu:
- Hoạt động của các tổ chuyên môn, trong đó có hoạt động của tổ trưởng và
hoạt động của các giáo viên.
- Hoạt động quản lý của hiệu trưởng trong mối quan hệ với các tổ chuyên môn.
8- Các phương pháp nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phân tích, so sánh và tổng hợp các tài liệu khoa học (giáo dục học và quản lý
giáo dục) và các văn kiện của Đảng, của nhà nước liên quan đến đề tài.
+ Mục đích:
- Xây dựng khái niệm của đề tài. - Hình thành cơ sở lý luận của đề tài.
- Xây dựng giả thuyết khoa học nhằm định hướng thực hiện việc nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
+ Các sản phẩm nghiên cứu:
- Sổ kế hoạch của các tổ chuyên môn.
- Các biên bản họp tổ chuyên môn.
- Kế hoạch năm học của hiệu trưởng các trường THCS.
- Biên bản kiểm tra tổ chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết năm học của hiệu trưởng, các tổ trưởng tổ chuyên môn.
+ Mục đích:
Tìm hiểu thực trạng và các giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu
trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Hưng- Tỉnh Long An năm học 2005-2006.
+Phương pháp trò chuyện-phỏng vấn.
- Đối tượng trò chuyện: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn,
Giáo viên bộ môn, bộ phận thư viện, thiết bị, Học sinh các trường THCS, lãnh đạo và
chuyên viên phòng Giáo dục Huyện Vĩnh Hưng.
- Cách tiến hành:
Chuẩn bị các câu hỏi để tiếp xúc đối tượng nhằm thu thập thông tin về hoạt
động của các tổ chuyên môn và sự quản lý của hiệu trưởng về các hoạt động này.
+ Phương pháp quan sát.
- Tìm hiểu thực trạng và các giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của
hiệu trưởng.
- Tìm hiểu tinh thần và thái độ làm việc của các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo
viên trong các tổ chuyên môn.
- Xem hồ sơ, sổ sách quản lý của hiệu trưởng và hồ sơ về các hoạt động của tổ
trưởng tổ chuyên môn.
- Phiếu ghi nhận đánh giá, kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn.
- Dự một buổi họp tổ chuyên môn ở các trường THCS. +Phương pháp điều tra trắc nghiệm.
- Mục đích:
Nắm được các dữ kiện, nội dung chi tiết điều tra, thăm dò thực trạng hoạt động
của các tổ chuyên môn, các giải pháp quản lý của hiệu trưởng.
- Đối tượng: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn, các giáo
viên bộ môn trong các tổ chuyên môn.
- Nội dung tìm hiểu:
- Cách thức tổ chức, nội dung hoạt động của các tổ chuyên môn, hiệu quả hoạt
động của các tổ chuyên môn.
- Tìm hiểu về các biện pháp quản lý chỉ đạo của các hiệu trưởng, công tác quản
lý điều hành hoạt động tổ chuyên môn của các tổ trưởng tổ chuyên môn.
- Tìm hiểu các quy chế, quy định về chuyên môn của ngành.
- Tìm hiểu các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy
và học.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
- Xây dựng phiếu hỏi ý kiến.
Phiếu hỏi ý kiến được xây dựng trên sự tham khảo những đề tài có liên quan đã
được nghiên cứu trước đây và dựa vào cơ sở lý luận, mục đích, nhiệm vụ của đề tài
nghiên cứu.
* Phiếu hỏi ý kiến có hai loại:
-Phiếu hỏi ý kiến dành cho lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và giáo viên
các trường THCS về việc đánh giá của họ đối với đội ngũ hiệu trưởng trường THCS
cũng như tự các hiệu trưởng đánh giá về mình trong việc quản lý hoạt động của các tổ
chuyên môn.
- Phiếu hỏi ý kiến dành cho lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục và đội ngũ
hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên các trường THCS về mức độ cần
thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
* Nhóm phương pháp xử lý số liệu: Thông qua việc lập biểu, bảng thể hiện các số liệu về trường, lớp, tổ chuyên
môn, hiệu trưởng, hệ thống năng lực của hiệu trưởng và áp dụng thống kê toán học để
tính tỷ lệ phần trăm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 145
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 783
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 988
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 1057
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 821
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 2612
⬇ Lượt tải: 21