Mã tài liệu: 127371
Số trang: 199
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản lý giáo dục
1.1. Một xã hội phát triển luôn đặt ra vấn đề phát triển đồng bộ. Xu thế phát triển mạnh mẽ về kinh tế ở các quốc gia đòi hỏi các vấn đề xã hội cũng phải được quan tâm tương ứng. Ở Việt Nam, hơn bao giờ hết, giáo dục đang là tâm điểm của các vấn đề được quan tâm và giáo dục ngôn ngữ, trong đó quan trọng nhất là dạy học tiếng mẹ đẻ, được coi là cơ sở cho các nội dung giáo dục khác. Chính bởi vậy, việc dạy học ngôn ngữ học và Việt ngữ học trong nhà trường (NT) càng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình.
Theo đà phát triển của xã hội, chương trình (CT) dạy học phổ thông (PT) nói chung, CT dạy học ngôn ngữ nói riêng đã có những sự điều chỉnh, cập nhật nhất định. Ở cấp Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT), thay vì tách bạch ba môn Tiếng Việt, Văn học và Làm văn như trước đây, hiện nay chỉ tồn tại một môn học Ngữ văn mang tính tích hợp. Tính tích hợp trước hết thể hiện ở chỗ: chương trình (CT) dạy học Ngữ văn được thiết kế theo kiểu mỗi bài học ở mỗi lớp, mỗi cấp lớp đều xoay xung quanh hai trục Đọc hiểu văn bản và Làm văn; tức là trong nội dung dạy học văn học có nội dung dạy học ngôn ngữ học, Việt ngữ học và ngược lại; trong dạy học tạo lập văn bản có nội dung dạy học lĩnh hội văn bản và ngược lại. Chỗ đứng của các văn bản trong CT dạy học thực chất là các ngữ liệu để dạy học ngôn ngữ. Đây là một định hướng thiết thực, đúng đắn; nhưng việc thực thi sao cho đảm bảo được định hướng ấy quả là không dễ dàng. Trên thực tế, trong nhiều giờ dạy học đọc hiểu văn bản, các văn bản, đặc biệt là các văn bản văn học, vẫn chỉ là đối tượng để thầy “giảng văn”; trong khi nhiều giờ dạy học Tiếng Việt và Làm văn vẫn chỉ là những giờ học mà trong đó, kiến thức ngôn ngữ học và Việt ngữ học không hề có sự gắn kết với các văn bản được học trong CT.
Việc biên soạn CT và sử dụng sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn theo định hướng tích hợp như hiện nay đã thể hiện rõ mục tiêu của môn học trong NT là hướng trực tiếp vào việc dạy học tri thức và kĩ năng tiếp nhận và tạo lập các đơn vị ngôn ngữ, trong đó dạy - học đọc hiểu văn bản là một phần rất quan trọng, tương ứng với nội dung dạy học về tiếp nhận. Hiện nay, các văn bản dùng để dạy học trong NT không còn bị giới hạn trong những văn bản nghệ thuật hư cấu, các thể loại văn học mà đã mở rộng sang các loại văn bản thuộc tất cả các phương thức biểu đạt khác nhau: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, nhật dụng theo các phong cách ngôn ngữ khác nhau. Bên cạnh các loại văn bản đáp ứng nhu cầu hiện tại của xã hội như: đơn từ, báo cáo, hợp đồng, một số thể loại văn học - nghệ thuật dân gian như: chèo, tuồng, hát nói..., các thể văn truyền thống thời trung đại như chiếu, biểu, cáo, phú, trích diễm, bạt, điều trần... cũng có mặt trong CT SGK các cấp. Học sinh (HS) nhỏ tuổi, sống ở thời hiện đại, khó có thể đọc, học các văn bản loại này một lần mà hiểu ngay, hiểu hết. Trong khuôn khổ 45 phút của một tiết học, việc HS nắm bắt được đúng, trúng, đủ ý tứ, đánh giá được những nét đặc trưng về hình thức hoặc nét đặc sắc về nghệ thuật của các văn bản trong CT là một đòi hỏi cần thiết, nhưng đó thực sự là một một vấn đề không đơn giản. Nếu không có những phương pháp (PP), biện pháp (BP) sư phạm phù hợp, hoặc là HS không thể làm gì và sẽ chẳng được gì, hoặc là HS chỉ được những gì giáo viên (GV) cho sẵn. Mặt khác, việc dạy học Ngữ văn trong NT hiện nay còn xác định một mục tiêu quan trọng khác nữa là thông qua một bài học cụ thể hình thành cho HS kĩ năng tự học các bài học tương tự, kĩ năng giải quyết các vấn đề liên quan ở một thời điểm khác, có thể không nhất thiết là ở nhà trường. Cần thiết phải có một phương tiện, một cách thức để giúp HS đọc hiểu văn bản một cách khoa học và hiệu quả, phát huy được năng lực tư duy và trí sáng tạo của các em.
Phần nội dung của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Thành tựu nghiên cứu của NNHVB và việc dạy học đọc hiểu văn bản ở trường PT
Chương 2: Vận dụng một số thành tựu của NNHVB vào dạy học đọc hiểu truyện kể dân gian ở THCS
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 785
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 755
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 227
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 972
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 162
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 199
👁 Lượt xem: 770
⬇ Lượt tải: 16