Mã tài liệu: 90131
Số trang: 99
Định dạng: docx
Dung lượng file: 400 Kb
Chuyên mục: Quản lý giáo dục
Con người có đời sống vật chất, tinh thần và tự do ước mơ về một xã hội công bằng, nhân đạo có kỷ cương là lẽ đương nhiên hợp quy luật của sự phát triển. Đảng và nhà nước đã quyết tâm đem lại cho nhân dân lao động tất cả mọi quyền lực chính đáng mà họ đáng được hưởng thụ. Nhân dân chính là chủ thể sử dụng quyền lực mà quyền lực chính trị là quan trọng nhất để tổ chức và quản lý xã hội, thực hiện sự nghệp giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đảng và nhà nước luôn coi dân chủ là một nội dung quan trọng trong đường lối cách mạng. Dân chủ gắn với kỉ cương, với pháp luật. Dân chủ trong khuôn khổ pháp luật được thể chế bằng luật pháp nhà nước và được thực thi bằnh hệ thống chính trị gọi là chế độ dân chủ. Hiệu quả dân chủ thể hiện trực tiếp đến nhân dân là ở cấp cơ sở. Đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước có đi vào cuộc sống hay không được thể hiện trực tiếp ở cấp cơ sở.
Quy chế dân chủ ở cơ sở là sự pháp luật hoá phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo chỉ thị 30 CT-TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị và nghị định số 71/1998/NĐ-CP tháng 9/1998 của chính phủ, ngày 1/3/2000, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Trong quy chế nêu rõ trách nhiệm của hiệu trưởng, của giáo viên, cán bộ, công chức; những việc người học được biết và tham gia ý kiến; trách nhiệm của nhà trường; trách nhiệm của đơn vị, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường. Quy chế đã đáp ứng được nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong các nhà trường theo phương châm: được biết, được bàn, được tham gia ý kiến, được giám sát, kiểm tra và mở ra một cuộc vận động thực hiện dân chủ hoá trong các trường học. Từ lãnh đạo ngành giáo dục đến các cơ sở giáo dục đều nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động giáo dục và đào tạo. Từ đó đã phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, góp phần xây dựng nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan thanh lịch. Hơn nữa, tăng cường trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường cũng như trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện công tác quản lý giáo dục, công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy. Mỗi người của ngành giáo dục đều hiểu rõ, thực hiện quy chế dân chủ ở trường học là quyền lợi, trách nhiệm của bản thân, góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục của đất nước ngày càng ổn định và phát triển bền vững. Chúng ta đã và đang được hưởng thụ nền giáo dục đang trên đà phát triển. Nền giáo dục Việt Nam đang có những bước chuyển mình đáng khích lệ. Hiện nay dư luận và báo giới rất quan tâm tới chất lượng giáo dục và đào tạo.
Phương châm chung cho sự phát triển đất nước là "phát huy nội lực". Một trong những giải pháp kích thích sự phát huy nội lực là thực hiện quy chế dân chủ. Như vậy, chỉ có thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường mới có thể kích thích và tạo tâm lý tốt cho cán bộ nhân viên cùng học sinh của nhà trường hăng hái công tác và học tập.
Duy trì và đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường vẫn là biện pháp quan trọng và hiệu quả để kích thích mọi thành viên của nhà trường làm việc hết mình, lao động, giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, thực tiễn rất sinh động, cuộc sống rất đa dạng, phức tạp, luôn đổi mới. Trong quản lý nhà trường phổ thông, việc thực hiện quy chế dân chủ nhiều khi chưa cải tiến kịp thời mà còn có lúc mắc sai lầm : bệnh thành tích, quan liêu, cửa quyền, áp đặt, thiếu trung thực trong đánh giá,... Tuy nhiên, việc thực hiện dân chủ trong nhà trường phổ thông hiện nay vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự có hiệu quả giáo dục. Khắc phục những sai lầm mới chỉ là một mặt của việc thực hiện quy chế dân chủ, tăng cường thực hiện quy chế dân chủ sao cho phù hợp với những thành viên nhà trường của ngày hôm nay và ngày mai mới là việc rất khó. Nó đòi hỏi những nghiên cứu về lý luận và những phương pháp hành động mới cho phù hợp.
Từ yêu cầu thực tiễn giáo dục của tỉnh Yên Bái, chúng tôi thấy rằng: dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về thực hiện dân chủ trong trường phổ thông và tìm hiểu thực trạng việc thực hiện dân chủ trong trường phổ thông sẽ giúp cho việc đề ra những biện pháp nhằm tăng cường thực hiện dân chủ trong trường phổ thông. Do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài: "Những biện pháp nhằm tăng cường thực hiện dân chủ trong quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh Yên Bái.
Kết cấu luận văn là:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý của việc thực hiện dân chủ trong nhà trường phổ thông
Chương 2: Thực trạng của việc thực hiện dân chủ trong nhà trường trung học phổ thông ở tỉnh Yên bái
Chương 3: Những biện pháp nhằm tăng cường thực hiện dân chủ trong quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh Yên Bái
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 1812
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 2499
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 1650
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 210
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 2858
⬇ Lượt tải: 20