Mã tài liệu: 251916
Số trang: 22
Định dạng: docx
Dung lượng file: 60 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
CÂU 2: Trình bày khái niệm, các yếu tố để xem xết 1 hệ thống là truyền thống? Trình bày và phân tích ưu nhược điểm hạn chế của các hệ thống nông lâm kết hợp mà anh chị biết ? cho biết tại địa phương mình có những hệ thống nông lâm kết hợp nào?
[*]KHÁI NIỆM NÔNG LÂM KẾT HỢP
- NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất, trong đó các cây thân gỗ lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp .) được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích đất với cây thân thảo và/hoặc với vật nuôi, được kết hợp đồng thời hoặc kế tiếp nhau theo thời gian và không gian (Lundgren và Raintree, 1983).
- Theo ICRAF (1997) NLKH là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên năng động, lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp, để sản xuất bền vững và đa dạng, làm gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ, quy mô khác nhau.
- Nông Lâm kết hợp là một phương thức sản xuất kinh doanh có khoa học, nó kết hợp một cách hài hoà giữa cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng một cách đầy đủ nhất, hợp lý nhất để sản xuất ra nhiều sản phẩm mà không ảnh hưởng đến đát đai. Môi trường sinh thái bền vững, ít tốn chi phí mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương (PCARRD, 1979).
II. HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG
- Cũng như nhiều Quốc gia khác trên thế giới, các phương thức canh tác nông lâm kết hợp đã có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy truy ền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước, . Từ thập niên 60 của thế kỷ trước, song song với phong trào thi đua sản xuất giỏi, hệ sinh thái VAC được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng trên khắp cả nước dưới nhiều hình thức khác nhau, thích h ợp cho từng vùng sinh thái cụ thể; tiếp theo đó là các hệ thống RVAC và vườn đồi đựơc phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi. Tiếp theo đó các dự án của các tổ chức NGOs cũng như các dự án Quốc tế khác cũng đã giới thiệu nhiều phương thức canh tác b ền vững trên đ ất dốc trong đó có các mô hình nông lâm k ết hợp.
- Trong hai thập niên gần đây, phát triển nông thôn miền núi theo phương thức nông lâm kết hợp được Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm và khuy ến khích. Quá trình tổ chức và thực hiện các chính sách định canh định cư, phát triển vùng kinh tế mới, và gần đây các chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng (661), và chính sách phát triển kinh tế trang trại, chính sách xóa đói giảm nghèo, . đều có liên quan đến việc xây dựng và phát triển các hệ thống nông lâm kết hợp. Cho đến nay các thông tin, kiến thức về nông lâm kết hợp cũng được các nhà khoa học, các tổ chức tổng k ết, đáng giá dưới những góc độ khác nhau, tuy nhiên việc nghiên cứu về tương tác giữa phát triển nông lâm k ết hợp với môi trường tự nhiên,
kinh tế-xã hội cũng như thị trường của các sản phẩm nông lâm kết hợp còn được nghiên cứu chưa nhiều và còn thiếu đồng bộ cả ở mức vi mô và vĩ mô.
- Mặc dù, việc nghiên cứu và phát triển hệ thống nông lâm kết hợp trên thế giới đã có từ lâu, nhưng hệ thống này mới được du nhập vào Việt Nam vào những năm đ ầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Hiện nay có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về hệ thống nông lâm kết hợp. Thuật ngữ này được sử dụng bao hàm một khái niệm ngày càng mở rộng, v ề đại thể, có thể hiểu nông lâm kết hợp là thuật ngữ dùng đ ể ch ỉ các h ệ thống sử dụng đất, ở đó có các cây, con nông nghiệp được bố trí kết hợp với các cây lâm nghiệp (cây gỗ) theo không gian hoặc luân canh theo thời gian và có sự tương tác giữa các thành phần của hệ cả mặt sinh thái
và kinh tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 699
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 189
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 846
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1505
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 984
⬇ Lượt tải: 17