Mã tài liệu: 245536
Số trang: 89
Định dạng: doc
Dung lượng file: 880 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
Đề tài: Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành mía đường của Việt Nam hiện nay tuy là một ngành còn non trẻ, nhưng đã có những bước đột phá trong 5 năm trở lại đây. Về cơ bản ngành mía đường đã đáp ứng được nhu cầu đường tiêu dùng trong nước chấm dứt tình trạng nhập khẩu đường. Bên cạnh đó ngành mía đường của Việt Nam không ngừng gia tăng sản lượng đường xuất khẩu ra nước ngoài, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Đáng chú ý nhất là ngành mía đường đã giúp dân khai hoang, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở thêm diện tích đất trồng mía được hơn 250.000 ha đất tự nhiên, đưa tổng diện tích trồng mía bán nguyên liệu cho các nhà máy và các cơ sở chế biến thủ công được gần 30 triệu tấn mía cây, giải quyết việc làm cho hơn 2 triệu lao động trong nông nghiệp. Hàng năm có từ 250 đến 300 nghìn hộ dân trồng mía ký kết hợp đồng kinh tế trồng và bán mía cho các nhà máy, trong đó 70% số hộ hàng năm đã được các nhà máy ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm ổn định sản xuất. Nhiều nhà máy đường đã đầu tư ứng trước giống mía, phân bón, cày bừa đất, thuốc sâu và cử cán bộ hướng dẫn tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng mía, tăng năng suất sản lượng bán cho nhà máy, tăng thêm thu nhập, ổn định sản xuất và cuộc sống cho dân. Có thể nói gần 80% số hộ dân ở các vùng trồng mía trong cả nước bán nguyên liệu cho các nhà máy đường, nhờ kết quả trồng mía, hầu hết dân đã xây dựng nhà ở kiên cố, mua sắm được nhiều phương tiện, hơn 90% số hộ có ti vi, 60% số hộ có xe máy, trên 300 hộ đã có xe ôtô vận tải lớn để vận chuyển mía đến nhà máy bán; 120 hộ có máy kéo làm đất; hơn 1000 hộ trồng mía hiện đang là cổ đông có cổ phần tại nhà máy
Tuy nhiên giai đoạn hiện nay nhiều Công ty mía đường đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Để giải quyết vấn đề đó nhiều Công ty đã mở rộng vùng nguyên liệu của mình bằng cách tăng mức vốn đầu tư cho nông dân trồng mía. Mỗi công ty có các mức đầu tư khác nhau nhưng họ có một mục tiêu chung là hiệu quả đầu tư.
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước đến nay đã xây dựng vùng nguyên liệu rộng lớn trên 11 huyện thuộc trung du và miền núi phía Tây Tỉnh Thanh Hóa, với trên 125 xã, 4 Nông trường và trên 30.000 hộ nông dân trồng mía. Để có đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất đường, Công ty đã kết nghĩa với từng xã, từng thôn cung cấp giống mía, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ký hợp đồng nhận tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo được lượng mía nguyên liệu đầy đủ và liên tục. Công ty hỗ trợ người dân trồng mía về đầu vào cho sản xuất mía như nghiên cứu và liên tục đưa ra giống mới, cung cấp tiền làm đất, đầu tư phân bón, kỹ thuật, thuốc bảo vệ thực vật . Nhưng người trồng mía phải bán mía sau thu hoạch cho Công ty. Nhìn chung mô hình này một phần đảm bảo được lượng nguyên liệu mía cho nhà máy đồng thời đã hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng, từ đó góp phần quan trọng hình thành một vùng nguyên liệu đủ sức cung cấp cho các nhà máy đường chủ động sản xuất.
Vùng nguyên liệu ổn định, tạo ra rất nhiều thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu của công ty. Những hợp đồng giữa Công ty với người nông dân giữa bên cung cấp nguyên liệu với người thu mua nguyên liệu đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu cũng gặp không ít khó khăn. Do tình trạng công tác thiếu trách nhiệm của một số cán bộ mà tình hình sử dụng vốn đầu tư chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, diện tích trồng mía chênh lệch giữa trong sổ sách và thực tế là lớn, dẫn tới việc thực hiện kế hoạch thu mua mía đặt ra không hoàn thành. Bên cạnh đó trữ lượng đường trong mía không ổn định, khối lượng mía bẩn, mía cháy, dệp, mía lẫn lá xanh vẫn còn nhiều. Giá mía lúc lên, lúc xuống, nhà máy thu mua không kịp thời, sản lượng chế biến không ổn định làm cho hiệu quả kinh tế thấp.
Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn” làm đề tài tốt nghiệp đại học.
MỤC LỤC
Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn! ii
Mục lục. iii
Danh mục bảng. vii
Danh mục bản đồ. viii
Danh mục sơ đồ. viii
Danh mục từ viết tắt ix
[URL="http://www.trieufile.vn/content/lu%E1%BA%ADn-v%C4%83n-t%E1%BB%91t-nghi%C3%AAp-%C4%91%C3%A1nh-gi%C3%A1-hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BA%A7u-t%C6%B0-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-nguy%C3%AAn-li%E1%BB%87u-v%C3%A0-thu-mua-nguy%C3%AA#_toc230961948"]
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 3
1.2.1 Mục tiêu chung. 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể. 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu. 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. 3
PHẦN 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận. 4
2.1.1 Cơ sở lý luận về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu. 4
2.1.1.1 Khái niệm về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu. 4
2.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vùng nguyên liệu. 6
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm của mía nguyên liệu. 7
2.1.2.1 Khái niệm mía nguyên liệu. 7
2.1.2.2 Khái niệm và ý nghĩa hình thành vùng nguyên liệu. 8
2.1.2.3 Hoạt động đầu tư sản xuất mía nguyên liệu. 9
2.1.2.4 Hoạt động thu mua mía nguyên liệu. 10
2.1.2.5 Hệ thống đánh giá chất lượng mía nguyên liệu. 11
2.1.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất và thu mua nguyên liệu. 11
2.2 Cơ sở thực tiễn. 12
2.2.1 Một số vấn đề về sản xuất và thu mua mía nguyên liệu trên thế giới 12
2.2.2 Một số vấn đề về sản xuất và thu mua mía nguyên liệu tại Việt Nam hiện nay 12
PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 15
3.1.1 Lịch sử phát triển của Công ty cổ phần Lam Sơn. 15
3.1.2 Đặc điểm của Công ty. 18
3.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty mía đường Lam Sơn. 18
3.1.2.2 Nguồn lực lao động của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. 21
3.1.2.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty. 24
3.1.2.4 Vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. 25
3.1.3 Tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty. 26
3.2 Phương pháp nghiên cứu. 29
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu. 29
3.2.2 Thu thập số liệu. 30
3.2.2.1 Số liệu thứ cấp. 30
3.2.2.2 Số liệu sơ cấp. 30
3.2.3 Xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu. 32
3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu. 32
3.2.3.2 Phương pháp phân tổ thống kê. 32
3.2.3.3 Phương pháp so sánh. 32
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1 Thực trạng và kết quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu. 33
4.1.1 Thực trạng đầu tư sản xuất mía nguyên liệu. 33
4.1.1.1 Cơ cấu tổ chức chỉ đạo sản xuất mía. 33
4.1.1.2 Kênh chuyển tải vốn đầu tư. 35
4.1.1.3 Các phương thức đầu tư của Công ty. 36
4.1.1.3.1 Đầu tư trực tiếp cho các hộ trồng mía. 36
4.1.1.3.2 Phương thức đầu tư qua khối Nông trường quốc doanh. 38
4.1.1.4 Tình hình đầu tư sản xuất mía trong giai đoạn 2005 - 2008. 39
4.1.1.5 Tình hình đầu tư của các hộ điều tra. 41
4.1.2 Kết quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu. 42
4.1.2.1 Mức đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất mía. 42
4.1.2.2 Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững. 43
4.2 Thực trạng và kết quả thu mua mía nguyên liệu của Công ty. 45
4.2.1 Thực trạng thu mua mía nguyên liệu của Công ty. 45
4.2.1.1 Ký hợp đồng đầu tư sản xuất và mua bán mía. 45
4.2.1.2 Quy trình thu mua mía. 45
4.2.1.3 Hình thức thu mua mía. 47
4.2.1.4 Giá và công tác thanh toán. 48
4.2.2 Kết quả thu mua mía nguyên liệu. 49
4.2.2.1 Sản lượng mía các vụ. 49
4.2.2.2 Sản lượng mía bình quân. 52
4.2.2.3 Kết quả thực hiện kế hoạch sản lượng của công ty. 53
4.2.2.4 Chất lượng mía qua 3 vụ. 56
4.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu và thu mua mía nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. 57
4.3.1 Hiệu quả kinh tế. 57
4.3.1.1 Mức đáp ứng công suất ép cho hai nhà máy. 57
4.3.1.2 Hiệu quả đầu tư theo vốn trên đơn vị diện tích. 59
4.3.1.3 Lợi nhuận/ tấn mía nguyên liệu. 60
4.3.2 Hiệu quả xã hội 61
4.3.2.1 Tạo việc làm cho người dân. 61
4.3.2.2 Nâng cao thu nhập cho người trồng mía. 62
4.3.2.3 Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng Lam Sơn phát triển. 64
4.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu 65
4.4.1 Thuận lợi 65
4.4.2 Khó khăn. 66
4.5 Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu. 67
4.5.1 Kiện toàn và tăng cường tổ chức bộ máy của Xí nghiệp nguyên liệu. 67
4.5.2 Giải pháp về chính sách đầu tư cho người trồng mía. 67
4.5.3 Giải pháp về các hình thức tổ chức sản xuất 68
4.5.4 Giải pháp về phương thức tiêu thụ. 68
4.5.5 Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa công ty và người trồng mía. 70
4.5.5.1 Hỗ trợ cho các hộ trồng mía. 70
4.5.5.2 Biện pháp tạo mối quan hệ mật thiết của công ty với người trồng mía. 71
4.5.6 Các giải pháp khác. 72
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
5.1 Kết luận. 74
5.2 Kiến nghị 7
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 816
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 17