Tìm tài liệu

Ve ly luan va thuc tien ve trach nhiem boi thuong thiet hai cua nha nuoc

Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước

Upload bởi: ngochiep1973

Mã tài liệu: 236244

Số trang: 71

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 430 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhà nước là chủ thể duy nhất trong xã hội ban hành pháp luật. Nhà nước với tư cách là một chủ thể công quyền duy nhất trong xã hội, được hình thành từ nhân dân và thực hiện quyền điều hành, quản lý xã hội trong đó có những nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi những quyền và lợi ích hợp pháp này bị xâm phạm. Để có thể thực hiện được những nhiệm vụ này, Nhà nước phải thông qua các cơ quan đại diện cho mình ở các ngành, các cấp chính quyền mà cụ thể là thông qua việc thực thi công vụ của công chức nhà nước. Trong quá trình Nhà nước thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của mình thông qua hành vi của đội ngũ công chức thì một điều tất yếu là có thể gây thiệt hại cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Ngoài việc gây thiệt hại trong quá trình thực thi công vụ, thực tiễn còn đặt ra nhiều tình huống cụ thể mà trong đó Nhà nước có thể trực tiếp hay gián tiếp gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức. Vấn đề đặt ra là nếu cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do nguyên nhân từ phía cá nhân, chủ thể khác thì được cá nhân, tổ chức đó bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, vậy nếu Nhà nước gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì Nhà nước có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không hay Nhà nước được miễn trừ trách nhiệm? Thực tiễn Việt Nam hiện nay đã có các văn bản quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước: cụ thể là các quy định trong Bộ luật Dân sự 1995 và nay là Bộ luật Dân sự 2005 quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (Điều 619 và Điều 620 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các cơ quan nhà nước trong trường hợp cán bộ, công chức gây thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại) và các văn bản dưới luật khác quy định về vấn đề này. Trong thời gian gần đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17 tháng 3 năm 2003 (sau đây gọi tắt lả Nghị quyết số 388) về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự gây ra. Như vậy, về mặt thực tiễn pháp lý, Việt Nam đã thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước trong các trường hợp cụ thể song về mặt thực thi các quy định của pháp luật thì không hiệu quả. Sự ra đời của Nghị quyết số 388 dù đã góp phần là cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ quyền lợi của mình nhưng chưa đầy đủ, bao quát và toàn diện.

Chính từ thực tiễn như vậy, việc nghiên cứu có hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản, cũng như đánh giá một cách toàn diện nội dung và quá trình thực thi pháp luật hiện hành về trách nhiệm của Nhà nước sẽ là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước một cách toàn diện, đầy đủ, góp phần hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của Nhà nước.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu có một số chuyên đề nghiên cứu và bài viết liên quan đến nội dung của đề tài như:

- Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Lê Mai Anh: "Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự". Luận văn này nghiên cứu nhiều vấn đề, trong đó có những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả như: tiếp cận vấn đề trách nhiệm dân sự, khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và đặc điểm pháp lý.

- Bài viết "Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" của TS Phùng Trung Tập - Trưởng bộ môn Luật Dân sự, Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong bài viết này có đề cập đến nhiều vấn đề trong đó có nội dung có tính chất tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài của tác giả như: việc phân tích những hành vi có lỗi trong một số loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (về cơ sở xác định lỗi, hình thức lỗi), hay khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật.

- Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Mai Anh: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra". Nội dung của Luận án đề cập đến nhiều vấn đề có tính tham khảo quan trọng cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu của tác giả như: đặc điểm, nội dung, bản chất của trách nhiệm nhà nước trong việc bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra khi tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Ngoài ra, còn có nhiều chuyên đề, bài viết, bài nghiên cứu của một số tác giả làm công tác xây dựng pháp luật với nội dung đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản phục vụ cho quá trình soạn thảo Luật Bồi thường Nhà nước (trong chương trình chuẩn bị trong năm 2006 của Quốc hội khóa 11) cũng là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện đề tài nghiên cứu.

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Luận văn nghiên cứu những vấn đề sau:

- Một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước cho cá nhân, tổ chức khi cá nhân, tổ chức bị thiệt hại trong quá trình thực thi công vụ của công chức nhà nước, khi Nhà nước ra những quyết định trái pháp luật và một số trường hợp cụ thể khác;

- Pháp luật của một số quốc gia về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước;

- Nội dung và thực tiễn thi hành pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước.

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, ứng dụng cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.

Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học tin cậy khác như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và một số phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp khác.

5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

a) Mục đích

- Phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn để khẳng định rằng Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại đã gây ra cho cá nhân, tổ chức trong một số trường hợp cụ thể;

- Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước, liên hệ với thực tiễn của Việt Nam để khẳng định sự cần thiết của việc thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước và phải thiết lập một cơ chế thực thi nghiêm chỉnh và đầy đủ;

- Phân tích những bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước và của thực tiễn thi hành;

- Kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước.

b) Nhiệm vụ

- Nghiên cứu để tìm hiểu sơ lược về lịch sử hình thành của tư tưởng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước;

- Bước đầu phân tích một số vấn đề lý luận để thừa nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước; nêu và đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước ở Việt Nam;

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước;

- Trình bày, phân tích và so sánh một số chế định cơ bản trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước của một số quốc gia trên thế giới;

- Kiến nghị để hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước.

6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

- Trên cơ sở những phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản, luận văn khẳng định việc thừa nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là hoàn toàn phù hợp, đồng thời luận văn đưa ra cách tiếp cận mới về trách nhiệm của Nhà nước;

- Luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước và một số kiến ngh

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
  • Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự ...

Upload: dongpn

📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 519
Lượt tải: 17

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm ...

Upload: my_hien1508

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 497
Lượt tải: 17

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt ...

Upload: phochungkhoanclub

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 530
Lượt tải: 16

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt ...

Upload: dangthuykieu

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 795
Lượt tải: 17

Bài tập học kỳ Năng lực chịu trách nhiệm bồi ...

Upload: angie_oick

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 410
Lượt tải: 19

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt ...

Upload: ninhriam

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 415
Lượt tải: 16

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt ...

Upload: nkcung

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 468
Lượt tải: 17

Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường ...

Upload: vietcuong_0902

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 797
Lượt tải: 16

Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ...

Upload: kikyou1451992

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 620
Lượt tải: 16

Học kỳ dân sự Yếu tố lỗi trong trách nhiệm ...

Upload: futures6472

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 768
Lượt tải: 18

Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại ...

Upload: sfone_dsf_72

📎 Số trang: 216
👁 Lượt xem: 398
Lượt tải: 17

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm ...

Upload: hong_thien_bao

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 621
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi ...

Upload: ngochiep1973

📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 512
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Luật
Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nước là chủ thể duy nhất trong xã hội ban hành pháp luật. Nhà nước với tư cách là một chủ thể công quyền duy nhất trong xã hội, được hình thành từ nhân dân và thực hiện quyền điều hành, quản lý xã hội trong pdf Đăng bởi
5 stars - 236244 reviews
Thông tin tài liệu 71 trang Đăng bởi: ngochiep1973 - 03/12/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 03/12/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước