Mã tài liệu: 229360
Số trang: 9
Định dạng: doc
Dung lượng file: 94 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Thi hành án (THA) là hoạt động có khả năng gây thiệt hại tương đối phổ biến. Trong quá trình tổ chức THA, việc áp dụng các quyết định cũng như thực hiện hành vi của người có thẩm quyền đều có nguy cơ gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, các quy định về giải quyết bồi thường thiệt hại do cơ quan nhà nước nói chung, trong đó có thiệt hại do cơ quan THA gây ra đã bộc lộ nhiều bất cập. Việc ban hành Luật Bồi thường nhà nước (BTNN) nhằm giải quyết thực trạng này là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu mong muốn, thì nhiều nội dung của dự thảo Luật, trong đó có các quy định về BTNN trong lĩnh vực THA cần được cân nhắc thêm.
[FONT=Times New Roman]1. Pháp luật hiện hành về bồi thường nhà nước trong thi hành án
[FONT=Times New Roman]1.1. Bồi thường nhà nước trong thi hành án dân sự
[FONT=Times New Roman]Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chấp hành viên trong hoạt động thi hành án dân sự (THADS) được hình thành trên cơ sở Pháp lệnh THADS năm 1989. Trong Pháp lệnh không quy định trực tiếp vấn đề này, nhưng Điều 18 của Quy chế chấp hành viên được ban hành kèm theo Nghị định số 68-HĐBT ngày 06/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có nêu: chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định của tòa án, vi phạm phẩm chất đạo đức, thì bị xử lý kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, miễn nhiệm, buộc thôi việc, chịu trách nhiệm về vật chất) hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
[FONT=Times New Roman]Tại các Pháp lệnh THADS năm 1993 và 2004, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chấp hành viên tiếp tục được cụ thể hóa. Theo Điều 14, Điều 47 của PLTHADS năm 1993, chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định của tòa án, trì hoãn việc THA, áp dụng biện pháp cưỡng chế THA trái pháp luật; vi phạm phẩm chất đạo đức của người chấp hành viên, thì bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
[FONT=Times New Roman]Khoản 4, Điều 67 của PLTHADS năm 2004 cũng quy định, thủ trưởng cơ quan THA cố ý không ra quyết định THA hoặc ra các quyết định về THA trái pháp luật; chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định của tòa án, áp dụng biện pháp cưỡng chế THA trái pháp luật, vi phạm quy chế chấp hành viên thì bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
[FONT=Times New Roman]Như vậy, theo các văn bản pháp luật này, trong THADS chưa xác định chế độ trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cơ quan THADS gây ra được cá thể hóa thành trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền trực tiếp gây ra thiệt hại. Về phạm vi, trách nhiệm bồi thường phát sinh trên cơ sở các sai phạm của cá nhân chấp hành viên trong trình tự, thủ tục THA và cả các vi phạm về phẩm chất, đạo đức mà thực tế các sai phạm đó gây ra thiệt hại.
[FONT=Times New Roman]Chế độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan nhà nước nói chung thực sự được hình thành trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995. Theo Điều 623 của Bộ luật này, thì cơ quan nhà nước phải bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ. Và cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử và THA (Điều 624). Thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại trong các trường hợp trên được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Nghị định 47/CP). Về nguyên tắc, theo quy định tại Nghị định này, hoạt động THA - được hiểu gồm cả THADS và THA hình sự (THAHS) - cũng được coi là một giai đoạn tố tụng (1), việc bồi thường thiệt hại do cơ quan THADS gây ra được thực hiện theo thủ tục chung như các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan hành chính khác.
[FONT=Times New Roman][FONT="]Trong Điều 619 và Điều 620 của BLDS năm 2005, việc bồi thường thiệt hại do các cơ quan nhà nước và cơ quan tiến hành tố tụng gây ra có sự thay đổi khá căn bản: (1) đối tượng gây thiệt hại là cán bộ, công chức (thay vì công chức, viên chức); (2) cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường do người có thẩm quyền của mình gây ra trong quá trình tiến hành tố tụng (không xác định cơ quan cụ thể); (3) cả hai trường hợp, người gây thiệt hại đều phải hoàn trả một khoản tiền nếu có lỗi trong khi thi hành công vụ (Điều 2 của Nghị định 47/CP quy định người trực tiếp gây ra thiệt hại có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền đã bồi thường mà không xác định lỗi). Tuy nhiên, các quy định nói trên của Bộ luật hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Nghị định 47/CP thực tế đã không còn phù hợp, nhưng văn bản này mặc nhiên vẫn được áp dụng để giải quyết việc bồi thường thiệt hại trong các trường hợp quy định tại Điều 619 và Điều 620 của BLDS năm 200
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 194
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 17