Mã tài liệu: 220119
Số trang: 50
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 875 Kb
Chuyên mục: Luật
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan là vấn đề đã bắt đầu phát triển trên thế
giới từ 200 năm trước. Đối với Việt Nam, đây là một khái niệm còn khá mới mẻ và phức tạp.
Chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào của tác giả trong nước được công bố để làm
tài liệu nghiên cứu và áp dụng trên thực tế. Số lượng tài liệu dịch cũng rất hạn chế và không
được phát hành rộng rãi. Có thể nói, quản lý tập thể còn hoàn toàn lạ lẫm với phần đông người
dân cũng như một phần các luật gia Việt Nam.
Mặc dù, tại Việt Nam, những kiến thức về quản lý tập thể vẫn còn khá xa lạ nhưng quản
lý tập thể đang ngày càng trở nên quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
những cá thể sáng tạo và những người sở hữu quyền có liên quan đến sáng tạo đó. Sự phát triển
của công nghệ mới, Internet và các sản phẩm truyền thông đa phương tiện đã tác động mạnh mẽ
đến việc bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan. Các tác phẩm được truyền đạt với rất nhiều
cách thức đa dạng, được sử dụng ở bất cứ thời điểm và không gian nào, khiến vi phạm bản quyền
có điều kiện phát triển. Việc quản lý sao cho quyền tác giả, quyền liên quan được tôn trọng, đồng
thời quyền của người sử dụng cũng được đảm bảo, theo cách truyền thống, hầu như là không thể.
Quản lý tập thể là một công cụ mới và hữu dụng có thể giúp giải quyết hiệu quả vấn đề này.
Bên cạnh tầm quan trọng tự thân của quản lý tập thể, bối cảnh hội nhập cũng khiến việc
nghiên cứu tìm hiểu về quản lý tập thể trở nên cấp thiết. Khi tham gia vào WTO, Việt Nam phải
hội đủ các tiêu chuẩn về khung pháp lý cơ bản để kịp thích ứng với sân chơi quốc tế. Luật Sở
hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 đáp ứng tiêu chuẩn đó vì có điều khoản quy định về quản lý tập
thể, nhưng những điều khoản này rất chung chung, mơ hồ và không có hướng dẫn cụ thể nào để
thực hiện. Nay, nhu cầu không chỉ dừng lại ở việc có khung pháp lý mà cần phải có nhiều nghiên
cứu sâu rộng để triển khai quản lý tập thể trên thực tế. Ngoài ra, trong quá trình hội nhập, người
sử dụng của một quốc gia có nhu cầu sử dụng tác phẩm của nhiều quốc gia khác, các tổ chức
quản lý tập thể nước ngoài đã bắt đầu có những bước tiếp xúc với các tổ chức quản lý tập thể
trong nước, do đó, kiến thức vững chắc về vấn đề này là hành trang không thể thiếu cho các tổ
chức quản lý tập thể trong nước nói riêng, và cho tất cả những ai kinh doanh trên thị trường văn
hóa phẩm tại Việt Nam nói chung.
Quản lý tập thể có thể áp dụng trên nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi đề tài của mình, nhóm
tác giả chọn tìm hiểu về quản lý tập thể quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc. Nhóm tác giả
nhận định, hiện nay, đây là đối tượng đang bị xâm phạm bất hợp pháp với số lượng và mức độ
lớn nhất, kể cả tác phẩm âm nhạc trong và ngoài nước. Do tính chất dễ truyền đạt, phát tán của
tác phẩm âm nhạc, quản lý tập thể quyền trong lĩnh vực này cũng rất đặc trưng và phát triển trên
thế giới. Chọn nghiên cứu một mảng then chốt sẽ giúp đề tài tập trung, chất lượng hơn, đồng thời
vẫn bảo đảm nêu ra được những đặc điểm cơ bản của quản lý tập thể để làm cơ sở áp dụng trên
những lĩnh vực khác.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về lý luận quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt đối với các
tác phẩm âm nhạc.
- Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của tổ chức quản lý tập thể, liên hệ với đặc điểm hoạt
động và cơ sở pháp lý tại Việt Nam .
- Phân tích các mô hình quản lý tập thể phổ biến trên thế giới, kiến nghị mô hình thích
hợp để áp dụng tại Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu đề tài là vấn đề quản lý tập thể quyền liên quan trong tác phẩm âm
nhạc tại Việt Nam. Trong đó, nhóm tác giả chỉ giới hạn đề tài qua việc nghiên cứu tập trung vấn
đề quản lý tập thể đối với quyền của người biểu diễn và quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi
hình.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2008 đến tháng 06/2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác–Lênin.
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, hệ thống, phương pháp điều tra xã hội học và phương
pháp chuyên gia.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN
LIÊN QUAN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC
1.1. Quyền tác giả, quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc
1.1.1. Quyền tác giả
1.1.2. Quyền liên quan
1.2. Quản lý tập thể (collective management)
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Phân biệt “quản lý tập thể quyền” và “cấp phép quyền kiểu trung
gian”’
1.2.3. Lịch sử hình thành tổ chức quản lý tâp thể
1.3. Tổ chức quản lý tập thể
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM VỀ QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN LIÊN QUAN TRONG TÁC
PHẨM ÂM NHẠC - THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM
2.1 Tính chất công hay tư của tổ chức quản lý tập thể.
2.2 Tính chất lợi nhuận và kinh doanh của tổ chức quản lý tập thể.
2.3 Liên đới quản lý bắt buộc
2.4 Khả năng cấp phép mở
2.4.1 Các kiến thức cơ bản về cấp phép mở và giấy phép mở
2.4.2 Lợi thế của việc cấp phép mở
2.4.3 Những tác động xấu của việc cấp giấy phép mở
2.4.4 Những lĩnh vực cần thiết xác lập giấy phép mở
2.4.5 Các kỹ thuật để ban hành một giấy phép mở
2.5 Vị thế độc quyền trên thực tế của tổ chức quản lý tập thể
2.5.1 Việc hình thành vị thế độc quyền trên thực tế của tổ chức quản lý
tập thể
2.5.2 Các biện pháp ngăn chặn khả năng lạm dụng vị thế độc quyền trên
thực tế của tổ chức quản lý tập thể
2.6 Vấn đề hợp nhất các tổ chức riêng biệt vốn quản lý các quyền khác nhau
và dành cho các nhóm chủ sở hữu quyền khác nhau
2.6.1 Lý do của việc hợp nhất tổ chức quản lý tập thể của người biểu
diễn và nhà sản xuất bản ghi âm
2.6.2 Đánh giá nhu cầu thiết lập tổ chức liên minh quản lý tập thể quyền
của người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm tại Việt Nam
Chương 3. KIẾN NGHỊ MÔ HÌNH QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN LIÊN QUAN TRONG
TÁC PHẨM ÂM NHẠC PHÙ HỢP TẠI VIỆT NAM
3.1 Vấn đề quản lý quyền
3.1.1 Các phương pháp quản lý tập thể phổ biến trên thế giới
3.1.2 Phương pháp quản lý tập thể quyền liên quan trong tác phẩm âm
nhạc – trường hợp cụ thể của RIAV (Hiệp hội công nghiệp ghi âm
Việt Nam)
3.1.3 Cơ cấu tổ chức
3.1.4 Cơ chế quản lý nhà nước
3.2 Vấn đề chống xâm phạm quyền
3.2.1 Các biện pháp kỹ thuật
3.2.2 Các biện pháp hành chính, dân s
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 188
👁 Lượt xem: 683
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 1443
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 19