Mã tài liệu: 229290
Số trang: 5
Định dạng: doc
Dung lượng file: 59 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]Bộ luật Lao động1 (BLLĐ) đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, điều chỉnh một cách hài hòa, ổn định mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và đời sống xã hội. Tuy nhiên, trước bối cảnh nền kinh tế và xã hội phát triển nhanh, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, một số quy định trong BLLĐ đã bộc lộ những bất cập cần sửa đổi, bổ sung nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào quan hệ lao động.
[FONT=Times New Roman]1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
[FONT=Times New Roman]Điều 2 BLLĐ quy định “BLLĐ Việt Nam được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu”. Tuy phạm vi và đối tượng điều chỉnh được ghi rõ như vậy trong BLLĐ và Nghị định số 44/2003/NĐ-CP2 ngày 09/05/2003, nhưng vẫn còn một số đối tượng cần được bổ sung.
[FONT=Times New Roman]Thứ nhất, tại Điều 3 BLLĐ quy định các trường hợp người Việt Nam lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam và người nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng không quy định về trường hợp người nước ngoài làm việc cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế, các chi nhánh doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam; đồng thời Điều 131 BLLĐ cũng chỉ quy định chung chung là người nước ngoài lao động tại Việt Nam thì được pháp luật lao động Việt Nam bảo vệ. Như vậy, căn cứ vào Điều 3 và Điều 131, thì những người nước ngoài làm việc cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế, các chi nhánh doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn không được pháp luật lao động Việt Nam bảo vệ.
[FONT=Times New Roman]Thực tế đã chứng minh nhận định này. Ông O., quốc tịch Đức, làm việc cho chi nhánh công ty B - một công ty có trụ sở chính tại Hoa Kỳ - tại Hà Nội. Sau 8 năm làm việc với hai bản HĐLĐ ký với chi nhánh, ông O. nghỉ việc theo đúng quy định tại Điều 37, BLLĐ nhưng không được chi nhánh công ty B thanh toán trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42, BLLĐ. Ngày 14/04/2008, ông O. khởi kiện chi nhánh Công ty B. ra Tòa án nhân dân thành phố H. yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về trợ cấp thôi việc. Ngày 31/07/2008, Tòa án nhân dân thành phố H. ra quyết định đình chỉ vụ án với lý do vụ án không thuộc phạm vi điều chỉnh của BLLĐ căn cứ theo Điều 3, BLLĐ.
[FONT=Times New Roman]Để đảm bảo quyền lợi cho người nước ngoài làm việc tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế, các chi nhánh doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam, theo chúng tôi, Điều 3, BLLĐ nên được sửa đổi, bổ sung như sau: “Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức này và cho cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác”.
[FONT=Times New Roman]Thứ hai, nếu theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ, thì các tổ chức dưới đây sẽ không phải giao kết HĐLĐ:
[FONT=Times New Roman]- Các công ty luật trong và ngoài nước, chi nhánh công ty luật nước ngoài, văn phòng luật sư (thành lập theo Luật Luật sư);
[FONT=Times New Roman]- Các văn phòng công chứng (thành lập theo Luật Công chứng).
[FONT=Times New Roman]Thiết nghĩ, đây là những tổ chức được thành lập theo các luật chuyên ngành nhưng hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, nên phải giao kết HĐLĐ với người lao động làm việc tại những nơi này để đảm bảo quyền lợi của họ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16