Mã tài liệu: 229304
Số trang: 11
Định dạng: doc
Dung lượng file: 101 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman][FONT="]Tài sản là một khái niệm quen thuộc đối với bất kỳ ai, bởi đơn giản tài sản là công cụ của đời sống con người. Tuy nhiên, quan niệm pháp lý và quan niệm đời thường về tài sản lại có đôi chút khác biệt. Về mặt pháp lý, nhận thức đúng về tài sản và phân loại tài sản có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập các quy định pháp luật và giải quyết các tranh chấp pháp lý. Nhưng ngay Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam cũng đã diễn đạt khác nhiều so với quan niệm của thế giới về khái niệm tài sản và phân loại tài sản. Hệ quả là nhiều quy chế pháp lý liên quan tới tài sản đã không thỏa đáng về mặt khoa học và thực tiễn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới giao lưu dân sự và phát triển kinh tế, thương mại.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman][FONT="]1. Nhìn lại quan niệm về tài sản của Bộ luật Dân sự 2005
[FONT=Times New Roman]Điều 163, Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 giải nghĩa: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Có lẽ, đây là một giải nghĩa tài sản đặc biệt nhất đã từng được biết đến, bởi khó có thể tìm được một giải nghĩa tài sản tương tự ở trong các quyển từ điển thuật ngữ pháp luật và ở các BLDS của các nước trên thế giới, mặc dù con người không thể sống mà không có tài sản và pháp luật nói chung thì đã chú ý tới câu chuyện này từ nhiều thiên niên kỷ. Giải nghĩa này kế thừa có phát triển giải nghĩa tài sản tại Điều 172, BLDS năm 1995. Thế nhưng, chưa từng một lần những người “có trách nhiệm” giải thích cho giới luật học hiểu tính đúng đắn của những giải nghĩa như vậy. Tất nhiên quy định thì dễ, nhưng giải thích cho tính đúng đắn của quy định thì bao giờ cũng khó.
[FONT=Times New Roman]Gắn trực tiếp với Điều 163, có một số điều luật thể hiện rõ quan niệm của nhà làm luật về tài sản, như Điều 164, Điều 173, Điều 174, Điều 181 . của BLDS 2005. Qua giải nghĩa khái niệm tài sản tại Điều 163 và các điều luật này của BLDS 2005, có thể rút ra mấy nhận xét sơ bộ như sau: thứ nhất, giải nghĩa được đưa ra theo kiểu liệt kê các loại tài sản, chứ không xác định phạm vi dứt khoát của tài sản; thứ hai, các quy định tiếp đó tại “Chương XI- Phân loại tài sản” (các Điều từ 174 đến 181) diễn giải cụ thể các loại tài sản được nêu ra trong giải nghĩa này không đề cập gì tới tiền và giấy tờ có giá; thứ ba, Điều 173, Điều 181 và toàn bộ các quy định của BLDS 2005 không diễn giải một cách có thể hiểu được phạm vi của quyền tài sản; thứ tư, quyền sở hữu được quy định dường như tách biệt với tài sản tại Điều 164 và Điều 174, BLDS 2005, có nghĩa là khái niệm tài sản dường như không bao trùm quyền sở hữu, trong khi vẫn quy định các vấn đề chuyển dịch tài sản gắn với quyền sở hữu tại rất nhiều các quy định.
[FONT=Times New Roman]Để phân tích những điểm phù hợp và bất cập trong quan niệm của nhà làm luật Việt Nam hiện nay về tài sản và lý giải cho các nhận xét sơ bộ trên, có lẽ cần khảo sát quan niệm về tài sản của pháp luật các nước.
[FONT=Times New Roman]Lần tới BLDS Liên bang Nga 1994 (có lẽ là một tài liệu tham khảo quan trọng của những nhà làm luật Việt Nam trong hai thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước, khi đang xây dựng BLDS 1995), người ta thấy khó khăn trong việc tìm ra một giải nghĩa riêng về tài sản tại đó. Tuy nhiên để xác định các đối tượng chung của các quyền dân sự, Bộ luật này quy định:
[FONT=Times New Roman]“Điều 128. Các loại đối tượng của các quyền dân sự
[FONT=Times New Roman]Thuộc về đối tượng của các quyền dân sự phải được nhắc đến là vật, trong số đó bao gồm tiền và giấy tờ có giá và cũng bao gồm các loại tài sản khác, như các quyền tài sản; công việc và dịch vụ; thông tin; kết quả của hoạt động trí tuệ, bao gồm quyền loại trừ đối với chúng (quyền sở hữu trí tuệ); những giá trị phi vật chất”.
[FONT=Times New Roman]Có lẽ nhà làm luật Việt Nam đã chắt lọc từ điều luật này được bốn loại tài sản để đưa vào Điều 172, BLDS 1995 (đây chỉ là phỏng đoán), sau đó kế thừa và phát triển thành Điều 163, BLDS 2005? Nhưng xem ra, có sự khác biệt căn bản giữa Điều 163, BLDS 2005 với Điều 128, BLDS Liên bang Nga. Dựa trên nền tảng phân loại tài sản của Luật La Mã và có cập nhật các vấn đề mới phát sinh trong đời sống dân sự hiện nay, Điều 128, BLDS Liên bang Nga đã phân chia tài sản thành hai loại căn bản là tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Trong khi đó, Điều 163, BLDS 2005 không xác định rõ tiền và giấy tờ có giá thuộc về tài sản vô hình hay tài sản hữu hình nhưng vẫn cứ liệt kê. Lưu ý rằng, tài sản hữu hình liên quan tới vật, còn tài sản vô hình liên quan tới các quyền. Tuy nhiên Điều 128, BLDS Liên bang Nga cũng không xác định phạm vi dứt khoát của tài sản và chỉ liệt kê các loại tài sản nói riêng và các đối tượng của các quyền dân sự nói chung. Việc không xác định được phạm vi dứt khoát của tài sản sẽ được nói tới dưới đây.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]TÀI LIỆU
[FONT=Times New Roman][FONT="](1) Robert W. Emerson, John W. Hardwick, Business Law, Barron’s educational series Inc., USA, 1997, p. 408.
[FONT=Times New Roman][FONT="](2) John G. Sprankling, Understanding Property Law, Lexis Nexis, New York, 2000, p.2; Bruce Ziff, Principles of Prop.
[FONT=Times New Roman][FONT="](3) Luật Thương mại 2005 của Việt Nam đã xem hầu hết các loại tài sản là hàng hóa, kể cả bất động sản và các tài sản vô hình (xem định nghĩa hàng hóa của đạo luật này).
[FONT=Times New Roman][FONT="]4) John E. C. Brierley, Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law- An Introduction to Quebec Private Law, Emond Montgomery Publications Limited, Toronto, Canada, 1993, pp. 274- 275.
[FONT=Times New Roman][FONT="](5) Nguyễn Ngọc Điện, Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1999, tr. 70.
[FONT=Times New Roman][FONT="](6) H. R. Light, The Legal Aspects of Business and General Principles of Law, Sir Isaac Pitman & sons LTD, London, 1967, p. 30.
[FONT=Times New Roman][FONT="](7) Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, tr. 181- 182
[FONT=Times New Roman][FONT="](8) H. R. Light, The Legal Aspects of Business and General Principles of Law, Sir Isaac Pitman & sons LTD, London, 1967, p. 242.
[FONT=Times New Roman][FONT="](9) J. E. Smyth, D. A. Soberman, J. H. Telfer, R. Johanson, Australian business law, Prentice- Hall of Australia Pty. Ltd., Australia, 1980
[FONT=Times New Roman][FONT="](10) Bruce Ziff, Principles of Property Law, Second Edition, Carswell, 1996, p. 6.
[FONT=Times New Roman][FONT="](11) John E. C. Brierley, Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law- An Introduction to Quebec Private Law, Emond Montgomery Publications Limited, Toronto, Canada, 1993, p. 283.
[FONT=Times New Roman][FONT="]
[FONT=Times New Roman]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1152
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 895
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16