Mã tài liệu: 257082
Số trang: 55
Định dạng: doc
Dung lượng file: 371 Kb
Chuyên mục: Luật
LỜI MỞ ĐẦU
Để tồn tại và phát triển, cá nhân hay tổ chức đều phải tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, trong đó việc các bên thiết lập với nhau những quan hệ để chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đóng vai trò quan trọng và là tất yếu đối với đời sống xã hội. Song việc chuyển giao các lợi ích vật chất này không phải tự nhiên thiết lập mà chỉ được hình thành khi có hành vi có ý chí của chủ thể, nói như C.Mác thì: “Tự chúng, hàng hóa không thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau được. Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau, thì những người giữ chúng phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó” [6, tr.577]. Theo đó, chỉ khi có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên thì quan hệ trao đổi lợi ích vật chất mới được hình thành và được gọi là hợp đồng. Hợp đồng theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ cụ thể.
Ở nước ta Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đã ra đời từ những năm đầu của thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường đã tạo cơ sở pháp lý cho việc ký kết hợp đồng kinh tế và có tác dụng thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển.
Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cùng với tiến trình phát triển đó, một nền kinh tế thị trường mới đã được mở ra dựa trên sự thiết lập nền tảng pháp lý là quyền tự do kinh doanh trong quan hệ thương mại với phương thức hình thành chủ yếu là thông qua các quan hệ hợp đồng. Các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại cũng vì lẽ đó mà trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Pháp luật hợp đồng với sứ mệnh là nền tảng pháp lý của mọi sự thỏa thuận tự nguyện luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các quan hệ hợp đồng bình đẳng, an toàn, cùng có lợi cho các tổ chức, cá nhân với mục đích đạt được lợi nhuận tối đa đã trở thành động lực trực tiếp của các bên tham gia quan hệ hợp đồng thương mại. Trong điều kiện như vậy, pháp luật về hợp đồng lĩnh vực thương mại có vai trò và tầm quan trọng lớn lao về nhiều mặt và khía cạnh khác nhau.
Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện, những tài liệu về hợp đồng được xuất bản ở nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam vẫn là một đề tài lớn còn gây nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Vì lẽ đó, em đã chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong muốn được đóng góp những tìm tòi và nghiên cứu của mình trong lĩnh vực pháp luật về hợp đồng, đặc biệt là về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có kết cấu gồm hai chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.
Chương 2: Các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam và một số kiến nghị.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU Trang 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI .3
1.1. Bản chất pháp lý của hợp đồng và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .3
1.2. Phân loại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại 5
1.3. Lược sử hình thành và phát triển của chế định pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam .7
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 8
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến hết năm 2005 .11
1.3.3. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay .16
1.4. Nguồn luật điều chỉnh đối với hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .17
1.4.1. Văn bản pháp luật 17
1.4.2. Điều ước quốc tế .18
1.4.3. Tập quán thương mại 20
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 23
2.1. Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam 23
2.1.1.Về nội dung của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại 23
2.1.2.Về giao kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại 24
2.1.3.Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .27
2.1.4.Về hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực thương mại .29
2.1.5. Về thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực thương mại .38
2.1.6. Về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại 39
2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam .48
KẾT LUẬN .52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .5
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1047
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 700
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 17