Mã tài liệu: 98323
Số trang: 99
Định dạng: docx
Dung lượng file: 242 Kb
Chuyên mục: Luật kinh tế
Vấn đề chống cạnh tranh không lành mạnh và chống hạn chế cạnh tranh (độc quyền) tiếp tục là vấn đề nóng bỏng và sôi động của khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp lý kinh tế nói riêng không chỉ đối với các quốc gia đã có nền kinh tế thị trường phát triển mà cả ngay ở các quốc gia mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ,trong đó có Việt Nam.
Tuy là vấn đề còn mới , nhưng những năm qua, ở nước ta đã thu hút được sự quan tâm của nhiều giới, nhiều nhà khoa học và một số công trình nghiên cứu vấn đề này lần lượt ra đời vì: sự vận động của các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi pháp luật phải thực sự trở thành công cụ điều tiết có hiệu quả của nhà nước. Pháp luật vừa góp phần bình ổn các quan hệ kinh tế vừa điều chỉnh quan hệ kinh tế để nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh, ổn định, có tổ chức, theo định hướng, mục tiêu đã định.
Tại đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười đã nêu rõ: "...Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì mục đích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau...".
Mặc dù vậy, cho đến nay việc điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ, hành vi cạnh tranh, chống cạnh tranh không lành mạnh chưa được xây dựng thành một chế định pháp lý riêng biệt..
Các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước; giữa hàng nội và hàng ngoại; giữa các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc doanh... vẫn đã và đang diễn ra.
Vì thế, việc xây dựng chế định pháp lý về cạnh tranh, chống cạnh tranh không lành mạnh và chống độc quyền trong chỉnh thể của hệ thống pháp luật nói chung và khung pháp luật kinh tế nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt nhằm cải thiện môi trường pháp lý, khuyến khích hơn nữa các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước.
Hoạt động thuần khiết của nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung cao độ thời bao cấp đã thủ tiêu quy luật cạnh tranh. Thuật ngữ "cạnh tranh" là thuật ngữ rất xa lạ, đôi khi còn ám chỉ sự tiêu cực. Một số biểu hiện của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thời kỳ đó thậm chí cả cho đến hiện nay như: Lừa dối khách hàng; quảng cáo gian dối; sản xuất, buôn bán hàng giả, vé giả; lưu hành sản phẩm kém chất lượng; kinh doanh trái phép; trốn thuế... ở mức độ nghiêm trọng hoặc tái phạm thì bị coi là tội phạm và xử lý theo luật hình sự, mức độ thấp hơn thì có thể bị xử lý theo quy phạm của luật hành chính, kinh tế hoặc dân sự. Song các quan hệ pháp luật này cũng chỉ được coi là mang dáng dấp đặc trưng của các quan hệ cạnh tranh và việc điều chỉnh nó chỉ là vấn đề mang tính chất "tình thế " chứ chưa được coi là đối tượng cần thiết phải điều chỉnh bằng một chế định pháp lý riêng biệt với mục tiêu là xây dựng trật tự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế thị trường Việt nam.
Rõ ràng sự nhận thức, nhận diện đầy đủ, cặn kẽ bản chất các hình thức biểu hiện của cạnh tranh nói chung và cạnh tranh không lành mạnh nói riêng cả về lý luận lẫn thực tiễn của chúng ta còn nhiều hạn chế.
Nền kinh tế thị trường càng phát triển, sự vận động của các quan hệ kinh tế càng phong phú, đa dạng thì quy mô và mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện ngày càng nhiều.
Do vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề cạnh tranh, trong đó có cạnh tranh không lành mạnh là một vấn đề bức xúc đang được đặt ra, góp phần thực hiện nghị quyết đại hội Đảng VIII. Phần phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 1996- 2000 được trình bày tại Đại hội đã chỉ rõ: " Bên cạnh việc hoàn thiện và mở rộng thêm nhiều loại hình thị trường hàng hoá và dịch vụ, tạo môi trường cho sự vận động năng động, có trật tự của cơ chế thị trường với sự tham gia bình đẳng của các thành phần kinh tế.... phải nghiên cứu ban hành luật đảm bảo cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, chống cạnh tranh không lành mạnh và chống hạn chế thương mại...".
Chương I: Những vấn đề lý luận về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh .
Chương II: Nội dung của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
Chương III: Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhu cầu , phương hướng , nội dung xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 998
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 1752
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 4981
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 160
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 761
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 18