Mã tài liệu: 123232
Số trang: 85
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Luật hành chính
Bước sang thế kỷ 21, cùng với tiến trình tham gia, hội nhập của nước ta vào các định chế kinh tế khu vực và thế giới, với định hướng phát triển kinh tế quốc gia đến năm 2010, các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói riêng phải đương đầu với thách thức lớn. Tính cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt trên cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được phải có những định hướng đúng đắn từ đó có những biện pháp hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp mình. Và trong điều kiện như vậy không thể thiếu được các hoạt động xúc tiến thương mại. Có thể khẳng định rằng xúc tiến thương mại đã và đang có những đóng góp nhất định vào hoạt động thương mại nói chung, vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nói riêng.
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nói chung, xúc tiến thương mại cũng ngày càng phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Chất lượng các hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng được chú trọng và nâng cao hơn cùng với sự đa dạng của các sản phẩm hàng hoá và yêu cầu ngày càng cao của con người. Ngày nay, các hoạt động xúc tiến thương mại được tiến hành ở hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong mọi lĩnh vực chứ không bị hạn chế như trước đây. Bên cạnh sự lớn lên mạnh mẽ như vậy, cộng với những biến động to lớn cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… trong thời gian vừa qua, các hoạt động xúc tiến thương mại cũng gặp không ít những khó khăn và thử thách, do đó không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế cần được bổ sung, khắc phục. Theo đó, để có thể quản lý tốt và hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, bên cạnh những tiến bộ cũng như kết quả to lớn đã đạt được, các cơ quan quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại cần không ngừng đổi mới, tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý của mình trong các lĩnh vực như: hệ thống pháp luật, các chính sách, biện pháp… để thúc đẩy phát triển hơn nữa cho các hoạt động này.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã nghiên cứu, tìm hiểu trong thời gian thực tập tại Cục Xúc tiến thương mại và đã lựa chọn, đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại tại Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kết cấu đề tài:
Chương I: Cơ sở lý luận về xúc tiến thương mại và quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại
Chương II: Thực trạng quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 3700
⬇ Lượt tải: 23
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16